- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trẻ sinh non bị thiệt thòi đủ đường
Quy tắc sử dụng thực phẩm 5-5-5 cho các mẹ bầu
"Chuyện ấy" vào thời gian nào để dễ có thai?
5 loại thực phẩm phụ nữ mang thai phải tuyệt đối thận trọng
Đột phá mới: Hai người đàn ông có thể mang thai
1. Từng bị sinh non trước đó: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ từng có tiền sử sinh non sẽ gia tăng từ 30 - 50% nguy cơ tiếp tục sinh non ở lần mang thai tiếp theo.
2. Khoảng cách giữa hai lần sinh khá gần: Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Obstetrics and Gynaecology, hơn một nửa số phụ nữ trong nghiên cứu mang thai lại sau 12 tháng hoặc thấp hơn tính từ thời điểm kết thúc lần mang thai trước có nguy cơ sinh non trước 39 tuần tuổi rất cao. Ít nhất 18 tháng là khuyến nghị về khoảng cách tối ưu giữa 2 lần mang thai của các chuyên gia y tế.
3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Những phụ nữ đậu thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ mang thai tự nhiên. Số liệu năm 2014 cho thấy, 375 bệnh viện thuộc Hiệp hội Kỹ thuật Hỗ trợ Sinh sản Hoa Kỳ (SART) đã thực hiện 190.384 ca thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng. Trong số này, có 65.175 trẻ bị sinh non, chiếm khoảng 1/3 số ca thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non ở phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn chưa rõ.
4. Mang đa thai: Sinh non là biến chứng thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai đôi hoặc nhiều hơn. Trên thực tế, phụ nữ sẽ gia tăng 50% nguy cơ sinh non nếu sinh đôi, gia tăng 90% nếu sinh ba và gần như tất cả những phụ nữ sinh tư hoặc nhiều hơn đều sinh non.
Phụ nữ mang đa thai có nguy cơ cao sinh non
5. Cổ tử cung ngắn: Những phụ nữ có cổ tử cung ngắn có nguy cơ cao sinh con thiếu tháng.
6. Trầm cảm: Những phụ nữ bị trầm cảm trong thai kỳ sẽ gia tăng 30 - 40% nguy cơ sinh non từ tuần 32 tới 36. Theo nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Obstetrics and Gynaecology, ngay cả những người chồng bị trầm cảm khi vợ mang thai cũng được liên kết với nguy cơ sinh non cao hơn 38% từ tuần 22 đến 31.
7. Thiếu cân: Tuy không phổ biến bằng thừa cân trong thai kỳ, thiếu cân trong thai kỳ đang ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 21% các bà mẹ trên toàn thế giới. Nguy cơ sinh non là cao nhất khi các bà mẹ bị thiếu cân trong giai đoạn này.
8. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn, chẳng hạn Mycoplasma và Ureaplasma có thể làm tăng nguy cơ sinh non cho các bà mẹ.
9. Ô nhiễm không khí: Nguy cơ sinh non do bà bầu tiếp xúc thường xuyên với môi trường không khí ô nhiễm đã được nhiều chuyên gia y tế cảnh bảo. Họ khuyến cáo bà bầu nên dưỡng thai ở những vùng có điều kiện không khí trong lành. Nếu không có điều kiện, cần hạn chế qua lại những khu vực có nhiều phương tiện giao thông qua lại, các khu công nghiệp,...
Nếu bạn gặp phải bất kể một hay nhiều yếu tố kể trên, hãy chia sẻ với bác sỹ để được hướng dẫn những biện pháp phòng ngừa/giảm thiểu nguy cơ sinh non. Luôn chú ý chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt, nên sử dụng thực phẩm chức năng dành cho bà bầu. Không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết khi mang thai, sản phẩm giúp bạn phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khi mang thai như sảy thai, sinh non, trẻ sinh thiếu cân, dị tật ống thần kinh thai nhi...
M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.
Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn