- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ bầu phải chung sống với tình trạng dị ứng, mẩn ngứa khi mang thai
Làm gì khi bị mề đay tái phát thường xuyên?
Thường xuyên ngứa ngáy, nổi mề đay phải điều trị như thế nào?
Vô vàn nguyên nhân gây bệnh mề đay
Tại sao mề đay hay tái phát và nguyên lý điều trị hiệu quả?
Vì sao bà bầu bị nổi mề đay?
Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ diễn ra rất nhiều thay đổi về nội tiết tố. Do đó mà cơ thể họ rất nhạy cảm và dễ mắc một số bệnh liên quan về da như: Tàn nhang, nám da, mề đay... Mề đay là một bệnh ngoài da hay gặp ở nhiều người. Triệu chứng dễ nhận thấy là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi cao trên mặt da, từng đám mụn tập trung hoặc rải rác, không đều, màu hồng gây cảm giác ngứa ngáy. Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, khi khỏi không để lại dấu vết gì.
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai, vì vậy rất khó để có thể xác định được chính xác căn nguyên của bệnh. Đối với người bị mề đay có thể không vấn đề gì nhưng nó lại cực kì nguy hiểm cho phụ nữ khi có thai. Nó không chỉ có thể gây viêm nhiễm khắp người mà còn có thể gây viêm nhiễm trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục. Phụ nữ mang thai mắc bệnh mề đay có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong số các nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi khó phát triển trong tử cung và chứng mề đay bẩm sinh.
Nổi mề đay khi mang thai khiến bà bầu ngứa ngáy khó chịu
Điều trị nổi mề đay khi mang thai như thế nào?
Điều trị mề đay khi mang thai chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bác sỹ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin uống và các thuốc làm dịu da cũng làm thuyên giảm ở một số trường hợp, nhưng đa phần cần dùng kem hay thuốc mỡ steroid tại chỗ. Nếu bệnh nhân bị ngứa nặng và các phương pháp trên không hiệu quả thì bà bầu sẽ được chỉ định uống thuốc steroid dạng uống. Khoảng 15 - 20% số phụ nữ, các triệu chứng tồn tại dai dẳng 2 - 4 tuần sau khi sinh. Việc điều trị cần có sự kê đơn của bác sỹ da liễu và sự theo dõi thai kỳ chu đáo của bác sỹ sản khoa.
Bà bầu bị mề đay cần uống thuốc kháng histamin
Ngoài sử dụng thuốc thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm mề đay:
Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm: Độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh làn da và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa. Bởi vậy, khi bị nổi các nốt mề đay, mẩn ngứa bạn nên ngâm khăn mềm trong nước lạnh, sau đó vắt ráo nước (chú ý khăn ẩm, chứ không ướt sũng) và áp lên vị trí da bị ảnh hưởng khoảng 30 phút. Nên làm mỗi ngày 3 lần cho đến khi những nốt mẩn ngứa biến mất.
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ: Nhiều người nghĩ rằng khi bị dị ứng cần phải kiêng nước. Điều này hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sẽ giúp bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và giúp da thoáng mát hơn. Lưu ý không nên tắm bằng nước nóng và sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa để tắm.
Mặc quần áo cotton, mềm: Quần áo bó chật, chất vải nóng là tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát. Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh, tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da vì dễ gây dị ứng. Chú trọng tránh các thức ăn gây dị ứng trước đó.
Bình luận của bạn