- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ sinh mổ thường có thời gian hồi phục lâu hơn phụ nữ sinh thường
Đã sinh mổ sau có sinh thường được không?
4 điều cần tránh sau sinh mổ để cơ thể nhanh phục hồi
Sinh thường và sinh mổ: So sánh lợi ích, tác hại giúp mẹ thêm vững tin
Tập luyện sau khi sinh thế nào để mẹ khỏe, nhanh lại dáng?
Hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh
Sau sinh, việc di chuyển, đứng hay ngồi đều khiến mẹ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà bạn nằm nhiều trên giường. Việc vận động, đi bộ sau sinh giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, cũng như giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, tắc mạch máu.
Trong vòng 24 tiếng sau sinh, bạn nên đứng dậy và đi lại quanh phòng
Sử dụng thuốc giảm đau sau khi mổ
Khi xuất viện bác sỹ sẽ kê cho bạn 1- 2 loại thuốc giảm đau. Bất kể các mẹ có thể chịu đựng được các cơn co thắt, đau nhức, đau đầu… hay không, việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là điều cần thiết. Bởi sau khi sinh, bụng của mẹ sẽ rất đau nhức, khó chịu nên việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp mẹ đỡ mất sức và mệt mỏi hơn. Một số loại thuốc giảm đau mà bạn có thể dùng sau khi sinh: Paracetamol, codamol và ibuprofen.
Ăn cháo loãng hoăc thức ăn dễ tiêu
6 giờ sau khi mổ bạn có thể ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng hoặc uống một chút nước để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy "xì hơi" cũng như bài tiết dễ dàng.
Nhờ người thân, gia đình chăm sóc em bé
Thường sau khi sinh mổ từ 3 - 4 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, sản phụ cần có người giúp đỡ để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là mẹ nên nhờ người thân trong gia đình giúp sức trong việc chăm sóc bé.
Nên chia sẻ việc chăm sóc bé với người thân
Giữ vết mổ sạch và khô
Để vết mổ không bị nhiễm trùng, khi vệ sinh bạn không nên chà xát mạnh lên vết mổ, nên lau khô vết mổ bằng khăn mềm. Bạn cũng cần theo dõi vết mổ xem có dấu hiệu nhiễm trùng không. Nếu vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây đau đớn, là lúc cần phải đến bác sỹ để được điều trị kịp thời, vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.
Vận động nhẹ nhàng
Tuy rằng bạn cần vận động nhưng hãy tránh vận động mạnh trong vài tuần đầu sau sinh. Không nên vận động mạnh, không tự lái xe, tập thể dục với cường độ nặng, không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé hoặc quan hệ tình dục.
Sau sinh mẹ không nên vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến vết mổ
Đi khám bác sỹ ngay nếu có triệu chứng bất thường
Lựa chọn phương pháp sinh mổ, mẹ đối diện với nguy cơ nhiễm trùng vết mổ khá cao. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, hồi phục, cũng cần theo dõi cơ thể, nếu có những dấu hiệu sau thì mẹ nên đi khám ngay:
- Vết mổ nóng, sưng, tấy đỏ hoặc tiết dịch bất thường
- Ngày càng đau tại vùng vết mổ hoặc đau nhói thường xuyên
- Đau khi đại tiện, tiểu tiện
- Sản dịch có mùi hôi
- Sốt cao trên 39 độ C
Nếu bạn không chắc chắn khi nào nên bắt đầu trở lại các hoạt động bình thường thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Bình luận của bạn