- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Bé ngủ khi đang bú có sao không?
Cho trẻ bú mẹ: Các lợi ích của sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Trẻ bú mẹ vẫn cần bổ sung vitamin D
Bú mẹ giúp ngừa bệnh tim khi trưởng thành
Vì sao bé không chịu bú mẹ?
Vì sao bé ngủ khi đang bú?
Hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ khi đang bú trong những tuần đầu và những tháng đầu đời. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 14 – 18 giờ mỗi ngày. Trong khi một số trẻ ngủ đúng giờ, thì số khác có thể muốn ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn. Một số bé cảm thấy buồn ngủ đến nỗi không thể cưỡng lại được khi đang bú sữa mẹ, thậm chí trước khi bú no. Nếu bé khỏe mạnh và phát triển tốt, không có lý do gì khiến bố mẹ phải lo lắng cả.
Trẻ sơ sinh sẽ không ăn – ngủ đúng giờ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Một số bé thậm chí không thể có thói quen đi ngủ đúng giờ trong 1 – 2 năm đầu tiên. Tất cả đều hoàn toàn bình thường.
Có nên tăng số lần cho trẻ bú sữa mẹ?
Nhiều mẹ thấy bé ngủ khi đang bú nên muốn bé bú nhiều hơn. Hầu hết trẻ cần ăn từ 8 – 12 lần một ngày, trong khi một số trẻ có thể muốn ăn nhiều hơn. Càng cho trẻ bú nhiều, càng kích thích sản xuất sữa mẹ nhiều hơn.
Có nên đánh thức bé dậy để ăn?
Một vài dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị đói, ngay cả khi bé đang ngủ:
- Trẻ có thể bắt đầu có cử động đòi bú khi đang ngủ, hoặc có thể tạo ra một âm thanh giống như đang bú.
- Trẻ bị giật mình hoặc đột nhiên rùng mình.
- Bé quay đầu từ bên này sang bên kia để tìm kiếm vú mẹ và đòi bú.
Có nên đánh thức bé dậy để ăn?
Nếu bé ngủ quên trong khi đang bú, hoặc bỏ lỡ cữ sữa, thay vì lo lắng quá nhiều, mẹ có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để đánh thức bé hoặc giúp bé luôn tỉnh táo khi bú.
- Nằm xuống thoải mái, cởi áo ra, đặt bé nằm lên ngực bạn. Hãy chắc chắn là để da bé và da của bạn tiếp xúc với nhau càng nhiều càng tốt (da kề da - skin to skin). Rồi nói chuyện với bé bằng giọng tự nhiên, không quá lớn, không quá nhẹ nhàng.
Bằng cách này, trẻ sẽ từ từ thức dậy, và có thể tìm thấy vú của mẹ, rồi di chuyển một chút để ngậm lấy vú. Để bé bú sữa mẹ theo nhu cầu của bé. Bé sẽ thức dậy hoặc ăn một chút rồi ngủ lại. Cả hai tình huống này đều bình thường.
- Để đèn trong phòng ngủ hơi mờ, nhưng không quá mờ. Đảm bảo ánh sáng không quá sáng, vì nó có thể khiến bé khó mở mắt và cố gắng thức dậy.
- Từ từ xoa nhẹ chân của bé hoặc các bộ phận khác của cơ thể, tiếp tục nói chuyện với giọng thấp, nhưng nói liên tục.
- Nếu bé vẫn không mở mắt thức dậy, mẹ có thể bôi một ít sữa lên đầu ngón tay mình. Rồi nhẹ nhàng chà ngón tay lên môi bé. Bé nếm sữa sẽ muốn thức dậy để ăn, hoặc ít nhất là muốn bú ngay cả khi còn đang ngủ.
- Bế vác bé lên và bắt đầu nói chuyện với giọng bình thường. Nhưng hãy nhớ ôm bé an toàn, đặt một tay phía sau đầu bé.
Trong khi giúp bé ngủ là một trong những thách thức lớn nhất khi nuôi dạy con, thì giúp bé thức dậy để ăn lại là một vấn đề nan giải khác. Sau một khoảng thời gian, mẹ sẽ sớm hiểu được giờ giấc ăn – ngủ của bé, và cho bé ăn dễ dàng hơn.
Bình luận của bạn