Bị đái tháo đường ăn mật ong: Điều gì sẽ xảy ra?

Bị tiểu đường/đái tháo đường có nên ăn mật ong?

Infographic: Điều gì xảy ra khi bạn uống chanh mật ong vào buổi sáng?

7 lợi ích bất ngờ khi uống nước dừa với mật ong

Những lưu ý cần biết khi sử dụng và bảo quản mật ong

Chuyên gia hướng dẫn cách chọn mật ong đạt “chuẩn”

Carbohydrate đơn giản còn gọi là đường đơn, bao gồm fructose (đường trái cây), sucrose (đường ăn) và lactose (đường sữa). Carbohydrate phức tạp cũng làm từ đường nhưng các phân tử đường được nối kết với nhau tạo thành dạng chuỗi dài và phức tạp hơn, và có trong chất xơ và tinh bột.

Đường là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Đường bị phân giải bởi insulin - một hormone sản sinh ra từ tuyến tụy. Cơ thể của người bị đái tháo đường không thể sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách dẫn tới khó phân giải đường và gây nhiều hệ lụy.

Mật ong, cũng giống như các loại đường khác, là một nguồn carbohydrate ngưng tụ. Một thìa mật ong chứa ít nhất 17gr carbohydrate. Tuy lượng carbohydrate trong mật ong không hẳn là quá cao, nhưng ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài đường, mật ong cũng chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá khác.

So sánh mật ong nguyên chất với đường trắng

Một thìa canh mật ong chứa khoảng 64 calorie, trong khi đó, một thìa canh đường chỉ chứa khoảng 49 calorie.

Mặc dù lượng calorie trong mỗi thìa mật ong cao, nhưng nó rất ngọt nên bạn không cần cho quá nhiều vào các món ăn để tạo ngọt. Trong khi đó, bạn phải cho nhiều 2 thìa đường mới cảm thấy vị ngọt.

Lý do mật ong có hàm lượng calorie cao hơn đường là nó ở dạng đặc và khối lượng nặng hơn.

Một khác biệt lớn giữa 2 loại thực phẩm này là cách chúng được cơ thể tiêu hóa. Mật ong bị phân hủy trong cơ thể bởi các enzyme, trong khi đường thì không.

Chỉ số đường huyết (GI) của mật ong vào khoảng 55 và được coi là thực phẩm có chỉ số GI thấp. Như đã biết, thực phẩm có chỉ số GI thấp chỉ làm tăng đường huyết không đáng kể. Như vậy, chúng có thể lành mạnh với bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tiêu thụ mật ong có thể ảnh hưởng đến đường huyết và insulin

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện tại Dubai (UAE) đã xem xét mật ong và đường ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết.

Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 75gr mật ong có thể làm tăng đường huyết và insulin ở những người không bị đái tháo đường trong vòng 30 phút. Một thử nghiệm tương tự, sử dụng cùng một lượng glucose tinh khiết, cho thấy mức đường huyết tăng cao hơn một chút. Hiệu quả cũng tương tự ở những người bị đái tháo đường type 2.

Trong nghiên cứu này, ban đầu, những người tham gia đều bị tăng đường huyết, nhưng đường huyết sẽ giảm dần trong vòng 2 giờ. Nhìn chung, đường huyết ở nhóm sử dụng mật ong vẫn thấp hơn so với nhóm tiêu thụ đường trắng.

Vì đường huyết thể hiện tốt hơn khi tiêu thụ mật ong nên các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng mật ong làm tăng mức insulin, từ đó làm hạ đường huyết.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học King Saud (UAE) cũng đã khám phá ra mối liên quan giữa mật ong và glucose máu. Theo đó, mật ong có thể:

- Hạ đường huyết lúc đói (sau một đêm nhịn đói ít nhất là 8 giờ).

- Tăng cường C-peptide lúc đói (peptide được sản xuất giúp ổn định và tăng lượng insulin).

- Tăng cường C-peptide 2 giờ sau bữa ăn (lượng peptide sau khi ăn).

Ngoài việc làm tăng tiết insulin và giảm đường huyết, các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng xác thực về lợi ích sức khoẻ của việc tiêu thụ mật ong cho những người đái tháo đường type 2, bao gồm:

- Chống vi khuẩn, giảm viêm:

- Làm tăng hiệu quả của thuốc chống đái tháo đường.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng