Có nhiều kiểu ăn chay khác nhau
Thực phẩm nào giàu vitamin B12 tốt cho người ăn chay?
Không muốn giảm cân khi ăn thuần chay phải làm sao?
Mang thai ăn chay: Ăn gì cho khỏe mẹ, lợi con?
Mẹ bầu ăn chay cần chú ý gì tới chế độ dinh dưỡng thai kỳ?
Chế độ ăn chay (vegetarian diet) là một khái niệm chung chỉ những người mà chế độ ăn phần lớn là những thực phẩm từ thực vật cùng với một lượng trứng, sữa vừa phải (nhưng không có thịt). Các món ăn chính của chế độ ăn chay cân bằng bao gồm nhiều loại thực vật như rau tươi hoặc nấu chín, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
Vượt qua khái niệm ăn chay ban đầu, hiện nay, có rất nhiều kiểu ăn chay khác nhau phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng, tín ngưỡng, sức khỏe của từng người.
Dưới đây là 3 kiểu ăn chay thường gặp nhất:
Ngoài những kiểu ăn chay phổ biến nêu trên, còn một số loại khác, bao gồm:
Vegetarian 1 (trường chay 1): Không ăn trứng, tỏi, hành và gia vị có mùi nặng. Không ăn thịt, cá, hải sản nói chung. Ăn chủ yếu là thực phẩm từ thực vật và vẫn ăn thực phẩm từ sữa.
Lacto vegetarian (trường chay 2): Không ăn trứng, thịt, cá, hải sản nói chung. Ăn chủ yếu là thực phẩm từ thực vật và vẫn ăn thực phẩm từ sữa.
Semi-vegetarian hoặc flexitarian (Bán trường chay): Chủ yếu ăn thực phẩm từ thực vật, thỉnh thoảng có thêm thịt. Tức là hạn chế ăn thịt chứ không loại bỏ hoàn toàn. Các chế độ bán chay cụ thể bao gồm:
- Pollotarian: Được ăn thêm thịt gà hoặc thịt các gia cầm khác, nhưng không ăn thịt từ động vật có vú.
- Pollo-pescetarian: Được ăn cả thịt gia cầm và cá/hải sản, không ăn có thịt từ động vật có vú.
- Macrobiotic diet: Chỉ được ăn thêm cá hoặc hải sản.
- Pescetarian: Được ăn cá, hải sản, trứng, sữa.
Bình luận của bạn