Cách giúp con phát triển kỹ năng giai đoạn 8 - 12 tháng tuổi

Mẹ cần biết về sự phát triển của con trong giai đoạn này để hỗ trợ giúp con tinh nhanh hơn

Giúp trẻ đối phó với những kẻ bắt nạt như thế nào?

Các kỹ năng vệ sinh cá nhân mẹ cần dạy con

Kỹ năng sống độc lập: Đích đến của mọi đứa trẻ tự kỷ

Tại sao trẻ em cũng nên tập yoga?

Trẻ 8 - 12 tháng phát triển những kỹ năng nào?

Trẻ trong giai đoạn này có những bước tiến lớn, đó là trẻ bắt đầu tập nói. Trong vài tháng tới, bé có thể bập bẹ những từ đầu tiên như  “bà”, “măm măm”, “mẹ”, bố”… Những từ này lúc đầu xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng con sẽ sớm tìm hiểu để kết hợp chúng đúng với bà, mẹ, bố… Đây là lúc mà con có thể hiểu hơn những gì bạn đang nói, bao gồm cả từ “không”.

Trẻ ở giai đoạn này đang rất cố gắng học cách di chuyển: Trẻ có thể thay đổi vị trí, di chuyển dễ dàng từ nằm, ngồi, sau đó kéo mình đứng dậy, cầm các đồ vật chắc trong tay và ném chúng khi không thích. Con tập đứng dậy, bám vào thành ghế, thành cũi, cửa sổ… để tập men và tập “khéo” (tự đứng được thăng bằng mà không cần giữ). Một số bé có thể học cách đi độc lập, bé có thể có những bước đi đầu tiên của mình.

Thời điểm này, người chăm sóc cần luôn quan sát và kiểm soát để đảm bảo an toàn cho con

Giai đoạn này, con biết “lạ”, “quen” rõ ràng hơn. Con có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi tiếp cận một người lạ nếu bạn chỉ “biến mất” trong một vài giây. Con sẽ khóc và ôm chặt bạn, điều này là rất bình thường và thích hợp trong giai đoạn phát triển này. Vài tháng sau, bé sẽ phát triển kỹ năng về ngôn ngữ và xã hội để đối phó với một tình huống lạ.

Cách khuyến khích con nhận biết và phát triển tốt các kỹ năng

Điều quan trọng và rất đơn giản, hãy cung cấp cơ hội và một nơi an toàn để con có thể thỏa sức tìm tòi. Con có thể thích chơi với quả bóng, ca, lọ, cốc, chén,… mọi thứ bé nhìn thấy đều kích thích bé di chuyển tới, cầm, cho vào mồm và chơi. Nên các mẹ cần luôn quan sát và chú ý đến con. Nên mua cho con 1 chiếc cũi, bên trong có các đồ chơi bằng nhựa an toàn, có các hình dạng, màu sắc đa dạng, kích thước đủ lớn để con nghịch. Con sẽ phát triển được kỹ năng bò, ngồi và tự đứng dậy, tập men, tập đi bằng các thanh cũi.

Đồng thời, lúc này, bạn có thể dạy con nói những từ ngữ đơn giản, bằng cách nói tên các đồ dùng quen thuộc và để cho bé cố gắng bắt chước bạn. Củng cố các từ bằng cách lặp đi, lặp lại nhiều lần. Khuyến khích trẻ bằng cách chờ đợi phản ứng từ bé như khi mẹ và con đang đối thoại, giao tiếp với nhau.

Tiếp tục đọc sách cho bé nghe, chỉ các hình minh họa nhiều màu sắc, nói những gì trong đó để tạo ra mối liên quan giữa những thứ con nhìn thấy và những lời mô tả chúng.

Ngoài ra, một số ý tưởng khác có thể dành cho bạn như:

- Khuyến khích con bò qua bụng khi nằm chơi cùng bé. Để một món đồ chơi yêu thích ngoài tầm với ở bên kia bụng, và cho bé tự bò qua để lấy chúng.

- Cùng chơi “trốn tìm” để kiểm tra sự hiểu biết của trẻ về một đối tượng nào đó. Bạn giấu đi một phần của đồ chơi, để xung quanh bé, sau đó để cho con đi tìm. Trẻ sẽ biết cách kéo tấm vải lên và tìm kiếm những đồ vật bên dưới tấm vải đó. Phản ứng này đôi khi đã xảy ra khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, nếu trẻ phát triển nhanh vượt trội. 

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện những việc tương tự như thế này bằng cách đưa cho trẻ cái lược, bàn chải đánh răng, cốc, thìa,… và vỗ tay khen ngợi khi trẻ thực hiện đúng chức năng của đồ vật.

Nếu thấy trẻ 8 - 12 tháng không có những phản ứng thông thường như trên, thêm những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. 

Ngọc Hoa H+ (Theo Kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ