Ung thư là bệnh mạn tính thôi mà! Cứ vui đi!

Mặc dù mang trong mình căn bệnh ung thư phổi nhưng Pat Hillmann vẫn giàu nghị lực sống và luôn mạnh mẽ

Phụ nữ dễ ung thư vú do tiền sử gia đình

6 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Gần 98% các bệnh ung thư phổi liên quan đến thuốc lá

Phụ nữ giàu dễ chết vì ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi của Pat Hillmann lần đầu tiên được chẩn đoán vào năm 2009, khi cô có triệu chứng ho dai dẳng mạn tính cùng với sự xuất hiện của một khối u trên phổi trái. Thùy dưới của phổi đã được gỡ bỏ và các khối u đã được điều trị thành công bằng xạ trị và hóa trị.

Hillmann nói: “Tôi hy vọng những người được chẩn đoán ung thư ban đầu sẽ có thể chữa khỏi căn bệnh này. Đừng ngại ngùng tiến chân lên phía trước, dù không biết kết quả ra sau nhưng nếu có thể, hãy tận dụng tất cả mọi thứ trong khả năng để chiến đấu chống lại bệnh tật".

Tuy nhiên, vào cuối năm 2013, các bác sỹ tìm thấy dấu vết nhỏ của ung thư trong phổi của bà khi chụp CT scan. Mặc dù không có cách chữa bệnh ung thư nhưng Hillmann vẫn là một trong những người hiếm hoi khá may mắn bởi bệnh được phát hiện sớm, ung thư phổi của bà có thể được quản lý giống như một căn bệnh mạn tính.

Trong giai đoạn sau, bệnh nhân ung thư phổi có thể nhận được những chẩn đoán ảm đạm nhưng những tiến bộ trong điều trị đã làm cho nó ít hơn nhiều thảm khốc nếu bệnh được phát hiện sớm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với trường hợp được phát hiện sớm (chưa di căn) là 54%. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, chỉ có 15% các trường hợp ung thư phổi được phát hiện trong giai đoạn đầu. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi nó đã đến giai đoạn nặng hơn do có sự biểu hiện của các triệu chứng đáng chú ý ra bên ngoài.

Coi bệnh ung thư như một căn bệnh mạn tính

Jennifer Bires - một nhân viên làm công tác xã hội về bệnh ung thư tại Đại học George Washington (Mỹ) nói rằng, trường hợp của Hillmann xứng đáng làm gương để tư vấn và chia sẻ cho bệnh nhân ung thư nên làm thế nào để tiếp tục sống chung với căn bệnh ung thư chứ không phải là làm thế nào để đối mặt với tử vong do ung thư.

Nếu suy nghĩ ung thư là một bệnh mạn tính hơn là một bản án tử hình sẽ giúp bệnh nhân ung thư cảm thấy thanh thản hơn. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy nó hữu ích nếu so sánh kinh nghiệm của họ với bệnh ung thư như của một người quản lý bệnh mạn tính, chẳng hạn đái tháo đường hay tim mạch. Jennifer Bires khẳng định: “Giúp bệnh nhân ung thư và gia đình thay đổi lối suy nghĩ về một cuộc sống tích cực hơn là một trong những phần quan trọng nhất trong công việc tư vấn. Chúng tôi đang thực sự hướng bệnh nhân ung thư quan tâm tới chất lượng cuộc sống và cách hưởng thụ nó để sống không còn chỉ là sống”.

Bệnh nhân ung thư nên đơn giản hóa suy nghĩ và dành nhiều thời gian tình cảm cho gia đình  

Lên kế hoạch cho tương lai

Trong một vài tháng tới, Hillmann sẽ bắt đầu phải uống thuốc hóa trị liệu bằng miệng để ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của bệnh ung thư bằng cách phát triển một sức đề kháng để điều trị. Vì vậy Hillmann nói rằng, bà đang cố gắng chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Sống chung với ung thư phổi như là một bệnh mạn tính đặt Hillmann ở một vị trí kỳ lạ: Bà có thời gian để xử lý công việc mà có thể không có nếu bệnh bị phát hiện muộn.

Hillmann nghỉ hưu trong tháng 4 vừa qua - sớm hơn 2 năm lúc bà lên kế hoạch - phần lớn là do chẩn đoán khiến bà muốn dành nhiều thời gian hơn với gia đình. Bires cho biết, cô thường khuyên bệnh nhân ung thư mạn tính nên linh hoạt với các kế hoạch của họ. "Chúng tôi nói với những bệnh nhân ung thư nên làm các kế hoạch ngắn, chẳng hạn như kế hoạch cho tháng tiếp theo, kế hoạch trong 6 tháng… Tuy nhiên, nếu có một kế hoạch trong thời gian dài hơn, đừng ngại ngùng viết nó bởi bạn có thể linh hoạt thay đổi kế hoạch theo khả năng và tình trạng sức khỏe của mình”.

Bên cạnh đó, Bires cũng lưu ý, các thành viên trong gia đình nên cố gắng thực hiện các nhu cầu của bệnh nhân một cách bình thường nhất có thể. Điều đó có nghĩa, đừng coi họ là bệnh nhân mà hãy đối xử với họ như một người có sức khỏe bình thường. Hillmann cho biết, sự phối hợp tích cực của gia đình đặc biệt hữu ích giúp bà quản lý bệnh hiệu quả hơn.

"Buồn là cảm xúc mà bạn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không cho phép bạn gục ngã. Hãy mạnh mẽ lên và sống có ích hơn trong thời điểm này bởi mỗi phút trôi qua đều rất quý báu. Đặc biệt, bạn cần mở lòng và giang rộng cánh tay của mình với người thân và sự trợ giúp từ các nhóm hỗ trợ tích cực", Hillmann nói.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già