Chỉ dẫn mới giúp bà bầu kiểm soát buồn nôn và nôn

Buồn nôn khi mang thai phải làm sao?

Phụ nữ mang thai uống trà xanh có an toàn?

Điểm mặt 5 thủ phạm khiến bà bầu giảm cân

Bị phù nề khi mang thai có nên uống ít nước đi?

7 cách quản lý đái tháo đường thai kỳ

Hiện tượng buồn nônnôn khi mang thai là triệu chứng rất bình thường. Tuy nhiên, nó mang nhiều phiền phức, khiến bà bầu mệt mỏi và lo lắng.

Hướng dẫn mới có tiêu đề “Kiểm soát cơn buồn nôn và nôn trong thai kỳ” đã được công bố trên Tạp chí JOGC số tháng 12 với 13 khuyến cáo, bao gồm: Chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, phương pháp điều trị không dùng thuốc và các liệu pháp dược lý (pharmacological therapies) để chống lại các triệu chứng buồn nôn hay nôn.

13 khuyến cáo giúp phụ nữ vượt qua vấn đề buồn nôn và nôn trong thai kỳ, bao gồm:

1. Nên ngừng bổ sung sắt trong tam cá nguyệt đầu tiên và thay thế chúng bằng acid folic hoặc vitamin tổng hợp (không chứa sắt).

2. Nên ăn những thực phẩm được khuyến cáo là an toàn trong thai kỳ.

3. Gừng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng buồn nôn và nôn.

4. Bấm huyệt có thể giúp một số bà bầu quản lý buồn nôn và nôn.

5. Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm có thể có lợi.

6. Uống Pyridoxine đơn lẻ hoặc kết hợp với Doxylamine (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

7. Ưu tiên điều trị Doxylamine/Ppyridoxine vào đầu thai kỳ có thể có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ cao bị buồn nôn và nôn (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

8. Thuốc kháng Histamin (H1) nên được xem xét trong việc quản lý buồn nôn và nôn cấp tính hoặc mạn tính (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

9. Có thể sử dụng Metoclopramide (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

10. Phenothiazin có thể là một liệu pháp bổ trợ an toàn cho buồn nôn và nôn nặng (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

11. Ondansetron có thể là một liệu pháp bổ trợ an toàn cho buồn nôn và nôn nặng khi các phương pháp chống buồn nôn khác thất bại (chỉ uống khi được bác sỹ chỉ định).

12. Nên tránh sử dụng Corticosteroid trong tam cá nguyệt đầu tiên.

13. Khi bà bầu buồn nôn và nôn kéo dài trong nhiều ngày liền khiến không thể ăn uống gì, mất nước trầm trọng, mệt mỏi hoặc nôn đi kèm với chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới... và dùng thuốc không thuyên giảm, hãy tham vấn bác sỹ để tìm cách điều trị sớm.

Lưu ý:

Bà bầu cần tham vấn chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ để biết có được một chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho thai kỳ, các bà mẹ tương lai cũng nên tìm hiểu thêm một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, bao gồm: Omega-3, sắt, kali, vitamin A, B, C, E... nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai, sau khi sinh và giúp giảm nguy cơ dẫn tới các biến chứng trong thai kỳ.

Biết Tuốt H+

Thực phẩm chức năng Viên bổ sung PreIQ

Giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.

Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng