Uống trà gừng đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Trà gừng thường được pha cùng mật ong, chanh, bạc hà để dễ uống hơn

5 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa dịch COVID-19

4 loại trà thảo mộc mát lạnh tốt cho sức khỏe trong mùa Hè

Bánh mì mè đen Hàn Quốc lạ miệng

Nâng cấp món bánh mì quen thuộc thành bữa sáng ngon miệng

Tác dụng của trà gừng với sức khỏe

Gừng là gia vị có vị cay, tính ấm, thường xuyên được trong ẩm thực cũng như y học cổ truyền. Ngoài ra, gừng còn có thể pha chế thành thức uống với một số lợi ích sau:

Giảm cảm giác buồn nôn

Uống trà gừng có thể giúp cải thiện các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh. Người có cảm giác buồn nôn do say rượu cũng có thể uống trà gừng để hỗ trợ giải rượu.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên uống trà gừng thường xuyên để giảm triệu chứng ốm nghén. Nếu sử dụng ở liều lượng lớn, gừng có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Hỗ trợ giảm viêm

Gingerol và shogaol là thành phần chủ yếu tạo nên vị cay trong gừng

Theo các chuyên gia, gừng có thể kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể nhờ 2 hoạt chất gingerol và shogaol. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh mẽ có đặc tính chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên. Cả Đông y và Tây y đều cho thấy việc uống trà gừng ấm có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh như ngạt mũi hoặc ho.

Thúc đẩy hệ tiêu hóa

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Food Science and Nutrition cho thấy, gừng là gia vị có khả năng cải thiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi hiệu quả. Sử dụng gừng như thực phẩm có thể giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Nếu bạn muốn cải thiện hệ tiêu hóa, thời điểm thích hợp để uống trà gừng là vào buổi sáng.

Thận trọng khi sử dụng trà gừng

Trà gừng nóng có khả năng làm tăng thân nhiệt, nên cần thận trọng khi sử dụng

Trà gừng là thức uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng trà gừng. Gừng có tính nóng, do đó không thể cải thiện các triệu chứng sốt cao do virus, say nắng. Người bị cảm lạnh cũng cần hạ sốt trước khi uống nước gừng. 

Người có tiền sử tăng huyết áp không nên sử dụng trà gừng, đặc biệt là vào thời điểm cơn huyết áp đang lên cao. Trà gừng có thể làm giãn mạch, kích thích huyết áp tăng cao – 2 yếu tố dẫn đến tai biến ở người bệnh tăng huyết áp.

Gừng còn có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh (chống đông máu, thuốc điều trị đái tháo đường). Người mắc những bệnh lý nền nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng trà gừng.

Ngoài ra, trong mùa dịch COVID-19, trên mạng xã hội lan truyền nhiều bài thuốc sử dụng gừng để “điều trị và phòng” bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, ngoại trừ vaccine, chưa có loại thuốc, thực phẩm hay đồ uống nào có khả năng dự phòng COVID-19. Dù trà gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bạn không nên uống trà gừng thay nước lọc hay uống liên tục nhiều lần trong ngày.

Công thức pha chế trà gừng ngon và đơn giản

Ngoài việc sử dụng trà gừng dạng khô, túi lọc, bạn có thể tận dụng gừng tươi để pha chế thức uống độc đáo, thơm ngon ngay tại nhà.

Trà gừng nóng

- Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, chọn phần không bị dập nát, rửa sạch, gọt vỏ và thái thành lát mỏng.

- Đun gừng với nước với lửa nhỏ trong 10-30 phút.

- Tắt bếp, lọc lấy nước, pha thêm chanh hoặc mật ong theo khẩu vị.

Trà gừng lạnh với mật ong

- Ngâm 1 gói trà túi lọc (trà xanh, trà đen) trong nước nóng theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sau 10 phút, vớt túi lọc ra ngoài, để trà nguội bớt. Khi trà còn hơi ấm, thêm mật ong và 1 chút gừng bào nhỏ vào trà, khuấy đều và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể thưởng thức trà gừng với đá.

Trà gừng bạc hà

- Đun gừng thái lát với 240ml nước trong 1 chiếc nồi nhỏ. Đến khi sôi thì tắt bếp, thêm vài lá bạc hà và 1 gói trà xanh túi lọc vào nồi. Đậy nắp và hãm trà trong 15 phút.

- Lọc lấy nước đổ vào cốc, thêm mật ong hoặc nước cốt chanh theo khẩu vị, khuấy đều. Bảo quản trà trong tủ lạnh, khi thưởng thức có thể thêm đá.

Quỳnh Trang H+ (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng