Dâu tây đứng đầu "bảng xếp hạng" thực phẩm nhiều thuốc sâu
Infographic: Công dụng tuyệt vời của dâu tây
Tẩy tế bào chết với dâu tây
Dâu tây đâu chỉ để... ăn
Ngừa Alzheimer từ dâu tây, dưa leo
Điều đáng lo ngại là EFSA đã tìm thấy nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu trong thực phẩm, chủ yếu là thuốc diệt nấm – được chứng minh là có thể gây ung thư. Theo EFSA, cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của sự tương tác nhiều loại thuốc trừ sâu đối với sức khỏe con người.
Các thử nghiệm của EFSA cũng cho thấy dấu vết của thuốc trừ sâu trong các thực phẩm hữu cơ sau khi phân tích 81.000 mẫu thức ăn. Tuy nhiên, cơ quan này trấn an rằng tỷ lệ thực phẩm hữu cơ chứa thuốc trừ sâu là rất thấp (0,8%) và có rất ít tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Báo cáo mới nhất của EFSA, 55% thực phẩm của Liên minh châu Âu và các nước láng giềng không chứa hóa chất độc hại. Còn lại, 1,5% thực phẩm chứa hóa chất độc hại vượt giới hạn cho phép, trong đó, 2,5% các mẫu dâu tây được thử nghiệm chứa dư lượng thuốc trừ sâu quá quy định. Theo các nhà khoa học, cây dâu tây rất dễ nhiễm bệnh và vì thế chúng thường xuyên được phun thuốc trừ sâu/thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ước tính của các chuyên gia, cứ 8 hộp dâu tây thì có 1 hộp chứa 6 loại thuốc bảo vệ thực vật.
Cách nhận biết sơ bộ rau quả có thuốc bảo vệ thực vật:
- Nhìn hình dáng bề ngoài xem rau, củ, quả còn nguyên vẹn, lành lặn, có trầy xước, dập nát không.
- Cảnh giác với quả quá to, quá phổng phao, đẹp mắt so với bình thường vốn có; Xem màu sắc có đúng như màu tự nhiên không.
- Rau quả có màu bất thường như xanh, xanh đen là do nhiễm đạm nitrat (NO3); Cầm quả thấy nặng tay, chắc giòn, không như loại có hoá chất bảo vệ thực vật thì tuy rất tươi, nhưng cầm thấy nhẹ; Nhìn xem núm cuống có đọng phấn lạ và ngửi có mùi hắc, hôi của hoá chất bảo vệ thực vật hay không.
- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước.
Bình luận của bạn