Có rất nhiều vấn đề sức khỏe đi máy bay thường gặp phải
Mệt mỏi khi đi máy bay là do hội chứng Jet lag?
Bỏ túi bí quyết chăm sóc da khi đi máy bay
Những loại thực phẩm nên ăn khi đi máy bay
Khi đi máy bay nên nói "không" với những thực phẩm này!
Mất nước: Đi máy bay làm ảnh hưởng rất nhiều đến cân bằng độ ẩm trong cơ thể và làn da của bạn. Các khoang máy bay được điều áp có độ ẩm thấp và là nơi rất khô. Khi ở trên máy bay, độ ẩm có thể giảm 2% và hơi ẩm tự nhiên trên da của bạn sẽ nhanh chóng bốc hơi theo thời gian. Mặt, các bàn tay và chân của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khô, trông xỉn màu và nóng rát. Hơn nữa, vì quy định không được mang chất lỏng lên máy bay nên chai nước bạn mang theo sẽ bị loại bỏ khỏi hành lý, thêm nữa, nhiều người có tâm lý ngại yêu cầu phục vụ nước, lười uống nước... nên khả năng mất nước khi đi các chuyến bay càng cao. Vì vậy, hãy uống thật nhiều nước trước và trong khi đi máy bay.
Vấn đề miễn dịch: Vi khuẩn, virus ẩn nấp ở khắp mọi nơi ở sân bay và máy bay, bao gồm những nơi bẩn nhất là khóa cửa buồng vệ sinh, nút xả nước nhà vệ sinh, bàn ăn, dây an toàn, ống thông hơi phía trên... Chính vì vậy, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập tứ phía và gây bệnh.
Đầy hơi: Ngồi suốt thời gian dài và sự thay đổi lớn về áp suất đối với cơ thể khiến sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại. Kết quả là tình trạng đầy hơi, chướng bụng, "xì hơi", táo bón và đau bụng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn không nên ăn quá no trước khi lên máy bay hoặc trong khi bay. Hãy rời khỏi ghế ngồi và vận động nhẹ nhàng 1 lần mỗi giờ và tiêu thụ bữa ăn nhẹ, giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.
Hội chứng Jet lag: Đây là sự mệt mỏi xảy ra sau một chuyến bay dài qua nhiều vĩ tuyến theo hướng từ Đông sang Tây hoặc từ Tây sang Đông. Một chuyến bay nhiều tiếng từ châu Âu sang Nam Phi (Bắc xuống Nam) không gây ra Jet lag. Sự xáo trộn này xảy ra đối với đồng hồ sinh học của cơ thể. Nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến Jet lag là sự xáo trộn nhịp sống của cơ thể bởi sự tương phản giữa ngày - đêm của nơi khởi hành và điểm đến theo một hành trình bay qua nhiều múi giờ. Lúc đó, cơ thể đang quen với thời gian ăn uống, ngủ nghỉ... của nơi khởi hành nên không thể thích nghi ngay lập tức được với thời gian của nơi đến. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy: Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, mất tập trung, giảm năng suất làm việc, giảm tỉnh táo, tăng kích động, đau đầu, suy giảm nhận thức, rối loạn tiêu hóa...
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Điều này hay gặp ở những người thường xuyên phải đi những chuyến bay dài hoặc phải chuyển chuyến liên tục. Huyết khối tĩnh mạch sâu là khi tuần hoàn kém, một cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch sâu của cơ thể. Việc ngồi im suốt thời gian dài trong điều kiện gò bó, mất nước và áp suất thấp trong cabin máy bay đều góp phần dẫn đến tình trạng này. Người cao tuổi có nguy cơ bị DVT cao với các triệu chứng như: Chân sưng phồng, đau mắt cá chân và bàn chân, tấy đỏ và ấm, sưng đau cánh tay hoặc cổ...
Vì vậy, hãy kiểm soát tuần hoàn máu bằng cách đứng dậy và đi bộ khoảng 1 lần/giờ. Nếu bạn ngồi cạnh cửa sổ và hành khách ngồi ngoài đang ngủ, bạn có thể nâng chân lên - xuống và xoay chúng theo vòng tròn cứ 30 phút một lần để giữ cho máu lưu thông tốt.
Bình luận của bạn