Mệt mỏi khi đi máy bay là do hội chứng Jet lag?

Hội chứng Jet lag là gì?

Bỏ túi bí quyết chăm sóc da khi đi máy bay

Khi đi máy bay nên nói "không" với những thực phẩm này!

Đau tai khi đi máy bay, có nên bịt mũi thổi hơi?

Tổng thống Obama đối phó với mệt mỏi do lệch múi giờ như thế nào?

Hội chứng Jet lag là sự mệt mỏi xảy ra sau một chuyến bay dài qua nhiều vĩ tuyến theo hướng từ Đông sang Tây hoặc từ Tây sang Đông. Một chuyến bay nhiều tiếng từ châu Âu sang Nam Phi (Bắc xuống Nam) không gây ra Jet lag. Sự xáo trộn này xảy ra đối với đồng hồ sinh học của cơ thể. Nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến Jet lag là sự xáo trộn nhịp sống của cơ thể bởi sự tương phản giữa ngày - đêm của nơi khởi hành và điểm đến theo một hành trình bay qua nhiều múi giờ. Lúc đó, cơ thể đang quen với thời gian ăn uống, ngủ nghỉ... của nơi khởi hành nên không thể thích nghi ngay lập tức được với thời gian của nơi đến.

Thời gian thích nghi và tự điều chỉnh còn tùy thuộc vào từng cá nhân, ở một số người đòi hỏi phải mất nhiều ngày, tuy nhiên, cũng có một số người chỉ mất khoảng một ngày. Mức độ hồi phục có thể trung bình là khoảng 1 ngày với hành trình từ Đông - Tây và khoảng 1,5 ngày với hành trình Tây - Đông.

Nếu sau một chuyến bay dài qua nhiều vĩ tuyến, bạn có thể có những triệu chứng sau đây:

Điều trị/hỗ trợ điều trị thông thường cho triệu chứng Jet lag

Một giấc ngủ ngon là cách tốt nhất chữa hội chứng Jet Lag. Bên cạnh đó, hội chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn không ngủ trong suốt hành trình dài.

Melatonin: Melatonin là hormone tự nhiên được sản xuất tại não, đóng vai trò điều chỉnh chu kỳ sinh học ngủ - thức của con người. Thiếu melatonin có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, làm giảm chất lượng cuộc sống. Melatonin tương đối an toàn khi bổ sung qua đường uống hoặc bôi trên da. Thậm chí, một số người có thể dùng melatonin đến hai năm. Mệt mỏi, mất ngủ do hội chứng Jet Lag nên uống 0,5 - 5mg trước khi đi ngủ tại điểm đến, tiếp tục trong 2 - 5 ngày.

Tuy nhiên, melatonin có thể gây các tác dụng phụ như nhức đầu, trầm cảm, buồn ngủ ban ngày, đau bụng. Vì vậy, nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Bên cạnh đó nên sử dụng loại thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thành phần melatonin.

Nonbenzodiazepine Hypnotic Agents: Đây là nhóm thuốc an thần thường được sử dụng cho điều trị chứng mất ngủ cấp tính và ngắn hạn. Đây cũng được gọi là "thuốc Z" bởi vì ba loại thuốc thường được kê bao gồm Zopiclone, Zolpidem và Zaleplon. Tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này là gây lo lắng (có thể khiến cho việc điều chỉnh múi giờ mới khó khăn hơn).

Diphenhydramine: Là một thuốc kháng histamin loại ethanolamin, có tác dụng làm giảm dị ứng, giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và có tác dụng an thần đáng kể. Một số tác dụng phụ không nguy hiểm khi uống Diphenhydramine là buồn ngủ, chóng mặt, táo bón và đau bụng.

Armodafinil: Thuốc được FDA Hoa Kỳ cấp phép cho điều trị chứng ngủ rũ và những bệnh nhân bị rối loạn ngủ do thay đổi công việc. Mặc dù nó có thể giúp giảm cơn buồn ngủ tạm thời, nhưng lại không giúp cơ thể tự điều chỉnh đồng hồ sinh học. Một số tác dụng phụ của Armodafinil là đau đầu, lo lắng và mất ngủ.

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng Goldream

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp