Cao mỡ máu ngày càng phổ biến ở người già và trung niên
Để không mờ mắt khi về già: Phải làm sao?
Những kiêng kị cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ
Con cái cần hiểu "bệnh già" của cha mẹ
Trầm cảm ở người già: SOS!
Cùng với lối sống hiện đại, cao mỡ máu ngày càng phổ biến ở người già và trung niên. Bệnh thường được phát hiện khi xét nghiệm mỡ máu, dư thừa 3 thành phần gây hại gồm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride, đồng thời giảm HD-cholesterol có lợi. Người không ăn mỡ hay trứng, người ăn chay lâu năm hoặc người gầy… vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu.
Kết hợp sinh hoạt điều độ và thói quen ăn uống lành mạnh giúp điều trị cao mỡ máu. |
Có 2 phương pháp điều trị rối loạn mỡ máu là điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, ngừng thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập thể thao và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị.
Trường hợp bệnh chuyển nặng, biểu hiện bằng các biến chứng như xơ vữa động mạch, suy tim… người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc kê toa do bác sỹ chỉ định. Sau khi thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng và các loại thuốc không kê toa khác, để tiếp tục tự điều trị và phòng ngừa cao mỡ máu. Tuy nhiên, cần chọn lựa sản phẩm đã được kiểm chứng tính hiệu quả và an toàn.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không cần bác sỹ kê toa, không có tác dụng điều trị và thay thế thuốc. Một số loại thực phẩm chức năng cấm dùng chung với các thuốc khác. Vì vậy, người bệnh cần được tư vấn đầy đủ, tránh sử dụng sai, gây tác hại nghiêm trọng.
Đối với thuốc không kê toa, điều trị cao mỡ máu có 2 nhóm chính gồm tân dược và đông dược. Nhóm tân dược có hiệu quả điều trị tương đối nhanh, nhưng tiềm ẩn các tác dụng phụ. Ví dụ như nhóm thuốc stalin có thể gây thay đổi chức năng gan, tiêu cơ vân…, đặc biệt là khi dùng kèm với thuốc khác. Nhóm đông dược thường ít gây tác dụng phụ và an toàn hơn, do bào chế từ các thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên nhẫn, vì thời gian điều trị của thuốc đông dược thường dài hơn tân dược.
Bình luận của bạn