Trẻ bị chốc phải làm sao?
4 bệnh phát ban mà trẻ mang từ trường về nhà
Phòng chốc lở ở trẻ em
Chốc mép chữa làm sao?
Ghi nhận ca thai phụ chốc dạng Herpes đầu tiên ở Việt Nam
Chốc thường xuất hiện trên mặt, cổ, bàn tay và bàn chân với triệu chứng là các nốt mụn đỏ dạng phỏng. Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy, có thể ngứa nhưng không đau.
Chốc dễ dàng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vết loét bị nhiễm trùng, qua da khi chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc thậm chí hắt hơi...
Mục đích của việc điều trị chốc là nhằm cải thiện sự xuất hiện của các vết loét trên da và hạn chế sự lây lan của nhiễm trùng. Vì vậy, thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị chốc như: Các kháng sinh bôi da là Mupirocin (Bactroban) hoặc Retapamulin (Altabax); Kháng sinh uống bao gồm Cephalexin (KEFLEX), Erythromycin hoặc Dicloxacillin.
Tuy nhiên, trẻ uống thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên, trước khi tìm tới thuốc, hãy áp dụng một số biện pháp điều trị chốc tại nhà.
Infographic dưới đây sẽ cho bạn biết một số phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị chốc mà chưa cần tới thuốc men:
Do tính chất truyền nhiễm của chốc, hãy đảm bảo rằng trẻ bị chốc nên ở nhà để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho người khác. Ngoài ra, hãy đảm bảo một số quy tắc vệ sinh sau để ngăn ngừa lây nhiễm chốc:
- Tắm mỗi ngày, sử dụng xà bông để giúp làn da luôn sạch sẽ.
- Cố gắng giữ cho khu vực bị xước, bị thương sạch sẽ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Nếu ai đó trong gia đình bị chốc, sử dụng các biện pháp để giữ cho nhiễm trùng không lây lan sang người khác.
- Giặt quần áo, đồ vải và khăn của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày và không dùng chung với bất cứ ai khác trong gia đình.
- Mang găng tay khi bôi bất kỳ thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay kỹ sau đó.
- Cắt móng tay ngắn.
Bình luận của bạn