Mẹ cần biết các biến chứng nguy hiểm khi con bị táo bón

Táo bón kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Hậu quả khó lường khi để bé bị táo bón lâu ngày

Nguyên nhân nào khiến con bị táo bón kéo dài dai dẳng?

Dấu hiệu nhận biết con bị táo bón

Trẻ em táo bón hại gì? Ăn vào không ị nghĩa là ngấm phân?

Chậm tăng cân

Táo bón có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu và không có cảm giác đói nên dễ bỏ bữa, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, chậm tăng cân.

Khi trẻ bị táo bón kéo dài, phân khô cứng tích tụ lâu trong đại tràng làm tổn thương niêm mạc đại tràng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó hấp thu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng phổ biến khi trẻ bị táo bón. Tình trạng táo bón làm phân to cứng hơn, trẻ sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, từ đó sẽ gây nứt kẽ hậu môn, khiến trẻ đau rát. Nếu để nứt kẽ hậu môn thường xuyên kéo dài dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, sa trực tràng, dãn trực tràng … rất khó điều trị.

Trẻ chậm phát triển về thể chất, tinh thần

Khi bị táo bón, tâm lý trẻ vô cùng sợ hãi khi đi đại tiện. Mỗi lần đi trẻ đều có xu hương khóc, la hét. Tâm lý trẻ bị hoảng loạn sợ hãi. Chưa kể, táo bón sẽ dẫn tới mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết. Vì vậy mà chậm phát triển về thể chất kéo theo chậm phát triển về tinh thần.

Tắc ruột

Táo bón kéo dài khiến trẻ có nguy cơ cao bị tắc ruột

Nếu trong đại tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột và dẫn tới các triệu chứng như đau bụng từng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.

Bệnh trĩ

Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh táo bón cần được lưu ý. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng rất nguy hiểm. Vì vậy nên các mẹ nên quan sát con mình để có thể phát hiện và chữa trị bệnh táo bón nhanh nhất.

Để phòng tránh táo bón cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước, tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn thông qua các loại rau xanh, hoa quả…, cắt giảm nguồn protein từ động vật và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán...

Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như: Tập thể dục, thể thao để tăng nhu động ruột. Và hãy tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định.

Khi trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ có chứa thành phần như: ImmuneGamma, lysine, magie, kẽm... Immune Gamma có tác dụng kích thích tái tạo tế bào biểu mô ở ruột, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Theo GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền - Nguyên chủ nhiệm bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội, Immune Gamma giúp kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế vi khuẩn có hại sinh sôi. Hiệu quả trên các thực nghiệm giúp tiêu hóa tốt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và hồi phục niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón lâu ngày.

Trần Lưu H+

Mẹ có thể kết hợp cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm tình trạng táo bón hiệu quả như Pubokid Gold. Sản phẩm có thành phần vượt trội Immune Gamma được chuyển giao công nghệ Mỹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa đang được rất nhiều mẹ tin dùng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ