Thời tiết chuyển mùa – Mẹ lo sốt vó phòng bệnh cho con

Nhiệt độ giảm mạnh khiến nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp phải nhập viện

Phòng bệnh hô hấp cho bé khi đi nhà trẻ

Bảo vệ hệ hô hấp của trẻ vào mùa mưa

Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị bệnh hô hấp

Đến hẹn lại ốm

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần đến mùa Đông là chị Lê Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) lại lo ngay ngáy vì không biết khi nào cơn hen của con lại tái phát. Bé Bin nhà chị năm nay 5 tuổi, những ngày thời tiết bình thường thì không sao nhưng khi chuyển mùa hay sang mùa Đông bé lại ho hen, khó thở.

Nhìn con khổ sở mỗi lần ho kéo dài và cổ họng thở khò khè, chị Mai xót xa lắm. Mặc dù đã dùng rất nhiều thuốc từ Tây y đến Đông y nhưng tình trạng hen của bé Bin vẫn không thay đổi. Chị đã đưa con đi khám và được biết rằng bệnh hen phế quản ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp.

Trời lạnh trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Cũng trong tình trạng như bé Bin là bé Phát (Thanh Xuân, Hà Nội). Chị Thanh mẹ bé cho biết, 1 tuần trước bé có biểu hiện khò khè, sang ngày thứ hai, thứ ba thì bé bị ho nhiều. Lúc đó gia đình mới đưa bé vào viện khám mới biết bé bị viêm phổi, cần nhập viện ngay.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào phát triển mạnh. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. 

Phòng bệnh cho trẻ như thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: “Để tránh bệnh đường hô hấp của trẻ chuyển nặng, cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện ho, sốt kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi thì cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, bệnh rất dễ chuyển biến nặng nếu không được chữa trị ngay từ đầu. Cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ là cách bú, cách ngủ và cách thở của trẻ.

Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc quan sát thấy bé thở nhanh, ngực lõm, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Ngay cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường cũng có thể là do bị bệnh.

Thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị cảm cúm dẫn đến viêm đường hô hấp, vì vậy cha mẹ không nên tắm ngay cho trẻ khi vừa đi ngoài đường về.  

Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là kháng sinh. Việc xịt mũi, rửa mũi cho trẻ cũng cần đúng cách, xịt xong phải hút hết chất nhầy trong mũi, nên xịt trước khi đi ngủ giúp trẻ ngủ dễ hơn, có thể xịt trước bữa ăn để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ. Cha mẹ nếu bị cảm nên đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào trẻ. 

Trong bữa ăn hàng ngày, ngoài nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo thì cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ… để trẻ có đủ sức khỏe phòng tránh bệnh tật. Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng một số sản phẩm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý rằng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho bé cũng nên hỏi ý kiến của bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia.


Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ