Mẹo chữa đau họng không cần dùng thuốc

Bạn cũng có thể điều trị được bệnh đau họng ngay tại nhà nếu phát hiện sớm

Giảm khó tiêu, đau họng, ho và cảm lạnh chỉ bằng... nghệ

Đinh hương - Dược liệu tự nhiên chữa ho và đau họng

Đối phó với đau lưng bằng tinh dầu hoa oải hương

Hết khốn khổ vì đau họng, khản giọng, mất tiếng

Tỏi

Tỏi là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều đặc tính chữa bệnh, do có tính kháng sinh và kháng virus. Ngoài ra, tỏi có chứa vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Vì lý do này, từ xa xưa cho đến ngày nay, tỏi được ứng dụng nhiều trong y học.

Thực hiện: Lấy vài tép tỏi tươi để nguyên vỏ rồi đem nướng trên bếp cho đến khi vỏ cháy xém là được. Sau đó đem bóc vỏ, nghiền nhỏ với một chút nước ấm và uống. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, cổ họng sẽ dịu hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn tỏi sống hoặc bổ sung chúng vào các món ăn trong thực đơn hàng ngày. Đây là cách để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Mật ong

Mật ong từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc trị đau họng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau nhanh. Nó cũng hoạt động như một chất thẩm thấu ưu trương, có nghĩa là giúp rút nước ra khỏi các mô bị viêm, từ đó làm giảm sưng và bớt khó chịu.

Thực hiện: Lấy 2 thìa mật ong pha vào cốc nước ấm và uống

Lưu ý khi sử dụng mật ong:

- Không nên áp dụng cho các bé dưới 12 tháng tuổi.

- Không sử dụng mật ong đối với những người bị bệnh đái tháo đường, xơ gan, người ở thể nhiệt hay mới phẫu thuật,…

Nước muối ấm

Nếu mới bị đau họng, biện pháp chữa trị đơn giản và nhanh chóng nhất là súc miệng bằng nước muối ấm. Biện pháp đơn giản này giúp làm dịu các mô bị viêm và giảm đau. Muối đóng vai trò như một chất khử trùng nhẹ, và cũng rút nước ra khỏi màng nhầy ở cổ họng khiến màng nhầy co lại và loại bỏ đờm.

Thực hiện: Lấy một ly nước ấm hòa ½ thìa muối. Súc miệng và họng bằng nước muối trong thời gian khoảng 1 phút. Không nên nuốt nước muối. Súc miệng khoảng 3 lần một ngày sẽ làm cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Rễ cam thảo

Trong Đông y, rễ cam thảo được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virus. Bạn có thể chế nước súc miệng từ rễ cam thảo để trị viêm họng rất hiệu quả. 

Thực hiện: Pha bột cam thảo hoặc hãm rễ cam thảo khô với nước ấm, hoặc sắc lấy nước và dùng súc miệng hàng ngày. Cam thảo sẽ chữa lành tổn thương ở cổ họng và giảm thiểu các triệu chứng viêm họng. Sau khi ngậm hay súc miệng bằng nước cam thảo, bạn nên đánh răng để tránh răng bị ố vàng.

Gừng + Mật ong

Gừng có tính kháng khuẩn mạnh, vì vậy có thể chữa viêm họng hiệu quả, đồng thời còn là thuốc trị ho, cảm lạnh hữu hiệu. Kết hợp mật ong và gừng sẽ làm tăng công dụng.

Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ cắt lát hoặc giã dập, đem ngâm với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn lấy lát gừng đó đem ngậm hoặc uống nước mật ong gừng. Cách làm này thực sự mang lại hiệu quả, mật ong và gừng sẽ từ từ ngấm vào cổ họng, chứng rát họng sẽ không còn và ho cũng giảm nhanh chóng. Ngày uống hoặc ngậm 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.

Uống trà nóng

Trà nóng là một trong những cách tốt để làm dịu chứng viêm họng. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Thêm một chút mật ong và chanh giúp làm êm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, uống trà nóng hoặc canh nóng giúp tăng cường hấp thu các chất lỏng, giữ độ ẩm cho tế bào ở cổ họng.

Lưu ý khi dùng trà:

- Không nên uống trà khi đói.

- Không uống nước trà cũ, để qua buổi hoặc qua đêm. 

- Tránh uống trà trước và sau bữa ăn vì có thể làm cản trở sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Không uống thuốc với trà.

- Tránh uống nước trà trước khi đi ngủ. 

- Người bị bệnh tim mạch nên thận trọng khi uống trà có pha đường.

Ngoài những cách trên bạn cũng nên tự phòng tránh đau họng cho mình vào mùa Đông này: Giữ ấm cho cơ thể; Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật tốt hơn; Vệ sinh họng, răng, miệng và súc miệng bằng nước muối hàng ngày; Tránh tắm bằng nước lạnh, nên tắm với nước ấm và chú ý lau khô người sau khi tắm, không nên ngồi trong phòng lạnh hay trước quạt khi tắm xong; Đảm bảo nơi ở sạch sẽ và thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với nơi không khí ô nhiễm, lông thú, phấn hoa và khói thuốc lá...; Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe để tránh khỏi những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp