Các bác sỹ tin rằng, chứng viêm ở những người cao tuổi bị bệnh tim khiến họ dễ mắc Covid-19 hơn (ảnh DailyMail)
Bị rối loạn dung nạp glucose có phải dùng thêm thuốc gì không?
Ăn đậu phụ sống có hại cho sức khỏe?
6 nguyên liệu đuổi muỗi tự nhiên bạn nên chuẩn bị sẵn tại nhà
Gợi ý thực đơn: 7 ngày ăn ngon, đảm bảo cân bằng dưỡng chất
Vấn đề này hiện đang nổi lên như là nguyên nhân chính của nhiều chứng bệnh và cần thời gian tìm hiểu kỹ hơn quý trình này nếu muốn giảm nguy cơ các bệnh, không chỉ bệnh mất trí nhớ mà còn cả bệnh đột quỵ. Sự viêm nhiễm cũng được xác định là một nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt ca tử vong do Covid-19, và lý giải việc người cao tuổi và những người có bệnh lý nền có nguy cơ tử vong cao trước đại dịch virus corona.
Chứng viêm hiện là một nguyên nhân đằng sau số ca tử vong do coronavirus cao ở Anh – lên đến 32.065, so với con số 30.560 ở Ý và 26.744 ở Tây Ban Nha, phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh mạn tính tiềm ẩn và ghi nhận Anh là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu.
Các bác sỹ hiện hy vọng những kiến thức thu được từ việc nghiên cứu bệnh Covid-19 sẽ giúp hiểu rõ hơn về các quá trình viêm nhiễm và đề xuất các phương pháp tiếp cận mới đối với các bệnh mắc bệnh mạn tính gây ra hàng loạt các bệnh lý khác.
Viêm nhiễm là một dấu hiệu phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Khi hệ thống miễn dịch được huy động, sự hoạt động của các tế bào phòng thủ gây ra các phản ứng phụ như nhiệt và đỏ da, hoặc sốt khi toàn bộ hệ thống miễn dịch hoạt động.
Ngày nay, nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì và bệnh mạn tính cũng là nguyên nhân gây kích hoạt viêm nhiễm. Nghiên cứu đã chỉ ra ở những người thừa cân - gần 2/3 người Anh thuộc nhóm này - có chứa các phân tử truyền tin gây viêm gọi là cytokine cao hơn mức bình thường, đây là nguyên nhân gây cản trở và làm hỏng các chức năng tế bào bình thường.
Một đánh giá nghiên cứu quy mô lớn được công bố vào năm 2016 của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã kết luận rằng béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì - như huyết áp cao, lượng đường trong máu tăng và mỡ bụng - có "tác động tiêu cực" đến hệ miễn dịch và khả năng phòng bệnh. Sự tác động này được ghi nhận ở cách mọi người phản ứng với vaccine. Một đánh giá của gần 90 nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Vaccine năm 2015 cho thấy những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 không tạo ra các tế bào kháng thể để đáp ứng với việc tiêm vaccine chống lại các bệnh truyền nhiễm như cúm, uốn ván và viêm gan vì hệ thống miễn dịch của họ đã không hoạt động đúng. Kết quả là vaccine đã không có tác dụng với những đối tượng này.
Hàng triệu người Anh hiện mắc các chứng bệnh liên quan đến viêm. Béo phì là nguyên nhân chính của các chứng bệnh đó và ngoài ra còn do các vấn đề sức khỏe mạn tính khác - điển hình là bệnh đái tháo đường loại 2 và bệnh tim – đây cũng là nguyên nhân gây tổn hại cho hệ thống bảo trì của cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch - các bệnh lý khác liên quan đến viêm bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (cứ 3 người trưởng thành được kiểm tra thì có 1 người bị mắc) và chứng mất trí – chứng bệnh thường do biến chứng của bệnh tim và tiểu đường.
Tỷ lệ những người béo phì, đái tháo đường mắc Covid-19 khá cao
Bệnh viêm nhiễm và virus
Tình trạng viêm xuất hiện khi bệnh nhân đang phải chống chọi với các căn bệnh mạn tính nội tại. Điều này có nghĩa là những cơ quan bị ảnh hưởng đang chiến đấu để duy trì các chức năng quan trọng của chúng ngay cả trước khi tiếp xúc với Covid-19, sau đó cơ thể sẽ kích hoạt bổ sung phản ứng viêm phòng thủ.
Theo một đánh giá được công bố tuần trước trên tạp chí Nature nhấn mạnh rằng tình trạng phản ứng viêm quá mức được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng và tử vong ở bệnh nhân mắc Covid-19.
Covid-19 là một bệnh nhiễm trùng mới và sự hiểu biết về cách thức hoạt động của nó vẫn là vấn đề cấp thiết cần triển khai, nhưng nhiều bác sỹ hiện xem số ca tử vong ở Anh là một hồi chuông cảnh tỉnh về bệnh mạn tính và vấn đề viêm nhiễm tiềm ẩn.
Tiến sỹ Duane Mellor - giảng viên cao cấp tại Đại học Aston và là chuyên gia về bệnh tiểu đường - cho biết dịch bệnh gan nhiễm mỡ ở Anh là do năng lượng dư thừa từ chế độ ăn thiếu chất, thừa đường được lưu trữ dưới dạng mỡ trong gan và việc thiếu tiếp cận không gian ngoài trời để mọi người tập thể dục. Ông lo sợ rằng những người trưởng thành bị buồn chán trong thời gia giãn cách xã hội có nguy cơ tăng cân nhiều hơn do họ uống nhiều rượu - một nguồn đường ẩn - và ăn nhiều đồ ăn vặt hơn. Và đây chính là vấn đề sức khỏe xã hội cần giải quyết sau khi hết giãn cách xã hội.
Thống kê của chính phủ cho thấy hơn 90% trường hợp tử vong do Covid-19 là ở những người trên 60 tuổi, trong đó có 3/4 thuộc nhóm béo phì và là thành viên của các dân tộc thiểu số.
Tổ chức Y tế Công cộng Anh (Public Health England - PHE) khẳng định các yếu tố rủi ro đối với Covid-19 vẫn chưa được biết hết và đã công bố đánh giá hồ sơ sức khỏe của các nạn nhân cho việc bổ sung nghiên cứu dịch bệnh. Theo giáo sư Kevin Fenton - giám đốc Tổ chức PHE và Viện Sức khỏe quốc gia (NHS) London thì việc hiểu biết chính xác về cách các bệnh ảnh hưởng đến các nhóm người khác nhau là vô cùng quan trọng và các bên đang nỗ lực để khảm phá thêm cách ảnh hưởng của dịch bệnh một cách chi tiết và thận trọng. Dự kiến kết quả của đánh giá sẽ có vào cuối tháng Năm này.
Trong khi đó, nghiên cứu được công bố vào tuần trước bởi một nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford - nơi đã phân tích hồ sơ sức khỏe của 17,4 triệu người – chỉ ra rằng những người bị béo phì nghiêm trọng có nguy cơ tử vong vì Covid cao gấp ba lần. Điều này hoàn toàn thuyết phục khi Ý và Tây Ban Nha có nhiều người già hơn nhưng chỉ có khoảng 12% và 18% dân số tương ứng bị béo phì nghiêm trọng, trong khi con số này ở Anh là gần 30%. 1 điều chắc chắn rằng bệnh béo phì đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và đây là vấn đề không thể làm ngơ.
Tiến sĩ David Haslam - Chủ tịch Diễn đàn Béo phì Quốc gia Anh – nhấn mạnh rằng sau khi kết thúc thời gian cách ly xã hội, cần thực hiện 1 chiến dịch y tế công cộng để tăng cường nhận thức của người dân về ảnh hưởng xấu của béo phì. Theo đó, béo phì là nguyên nhân chính liên quan chặt chẽ với tất cả các bệnh lý khác và khiến bệnh trầm trọng hơn khi người bệnh bị virus tấn công, như bệnh huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Bệnh viêm nhiễm và ung thư
Hệ thống miễn dịch có hai tuyến phòng thủ: miễn dịch bẩm sinh - bao gồm "sát thủ tự nhiên" và các loại tế bào khác chống lại bất kỳ vi khuẩn, virus hoặc nấm nào khác lạ; và hệ thống miễn dịch thu được hoặc còn gọi là miễn dịch tập nhiễm. Loại phòng thủ thứ hai này là một tập hợp các tế bào chuyên biệt hơn, duy nhất cho từng cá nhân, đã phát triển trong suốt cuộc đời của con người để nhận biết và tiêu diệt bất kỳ kẻ xâm lược nào đã cố gắng tấn công cơ thể chúng ta trước đó.
Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm ngoái, vì vậy hệ thống miễn dịch của con người chưa bao giờ được tiếp xúc với nó và không có sự bảo vệ chuẩn bị. Do đó, cơ thể chúng ta phải dựa vào khả năng miễn dịch bẩm sinh – các sát thủ tự nhiên và còn được gọi là tế bào T - cùng với các loại tế bào phòng thủ khác. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch bẩm sinh bắt đầu suy giảm từ độ tuổi khoảng 50 và giảm mạnh từ 70 tuổi.
Sự miễn dịch tập nhiễm cũng diễn ra thất bại, với các tế bào kháng thể chuyên biệt không nhận biết được những kẻ xâm lược để có phản ứng chống lại chúng. Tình trạng này xảy ra ở cả những người lớn tuổi khỏe mạnh, và hệ thống miễn dịch cố gắng bù đắp sự thiếu hụt bằng cách sản xuất quá nhiều cytokine, gây ra phản ứng miễn dịch thái quá và hệ quả là dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Ở những người mắc bệnh mãn tính, tình trạng viêm này được khuếch đại. Khi đó, chuỗi các tế bào và phân tử miễn dịch bị lỗi này là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Kate Allen - phát ngôn viên của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết việc giữ cân nặng khỏe mạnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. 15 trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng, có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người thừa cân vì chứng viêm mãn tính kể trên.
Các liệu pháp bổ trợ liệu có giúp ích trong điều trị?
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) - virus từng gây ra sự hoảng loạn gần 40 năm trước khi nó nổi lên như một kẻ giết người mới – có cách thức xuất hiện giống như Covid-19. Nhưng nếu HIV làm tắt hệ thống miễn dịch thì Covid-19 lại gây ra tình trạng quá tải hỗn loạn ở hệ thống miễn dịch.
Hiện vẫn chưa có vaccine HIV nhưng bệnh có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc điều trị riêng biệt. Nhiều chuyên gia hiện cho rằng đây là cách để giúp điều trị Covid-19.
Các phương pháp điều trị khác nhau đang được thử nghiệm, bao gồm thuốc thalidomide chống ốm nghén - loại thuốc từng khiến hàng ngàn trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng - nhưng giờ đây có thể được sử dụng để giúp thiết lập lại hệ thống miễn dịch.
Nicotine cũng được đề xuất như một ứng cử viên. Chất gây ung thư tách từ thuốc lá này đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc làm giảm cơn bão cytokine của phản ứng miễn dịch.
Ông Anthony Grosso - người đứng đầu các vấn đề khoa học tại công ty dược phẩm Accord và cựu dược sỹ trưởng tại Bệnh viện Đại học College ở London – thông báo hiện có rất nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu các hướng điều trị trên. Riêng công ty của ông đang triển khai sàng lọc 187 loại thuốc khác nhau để xác định đâu là loại thuốc tăng cường miễn dịch khả thi nhất cho điều trị Covid-19.
Cũng theo ông Anthony Grosso, sự tham gia nghiên cứu của số đông các nhà khoa học hứa hẹn thời gian tới con người có thể dần hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các bệnh khác nhau, điều này cũng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bệnh đái tháo đường, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác và tác động của chúng đối với hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng cách tốt nhất để điều trị với dịch bệnh Covid là sửa đổi phản ứng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thay đổi lối sống bằng cách cắt giảm thực phẩm chế biến, tập thể dục và ngủ đủ giấc có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, cũng có cách sửa đổi hệ thống miễn dịch khác, ngoài những loại thuốc điều trị kể trên còn có cả những loại vaccine cũ trong phòng bệnh bại liệt và bệnh lao.
Tại Hoa Kỳ, ông Robert Gallo - đồng sáng lập Mạng lưới Virus Toàn cầu và là một trong những người phát hiện ra HIV đầu tiên – đã lên kế hoạch nghiên cứu liệu vaccine bại liệt có thể giúp bảo vệ nhân viên y tế chống lại Covid-19 hay không. Điều này dựa trên thực tế là vaccine nói chung giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp tăng tác dụng tức thời của hệ thống miễn dịch chống lại với căn bệnh đang nhắm đến.
Một số nhà nghiên cứu khác đã tập trung vào nghiên cứu BCG – loại vaccine lao được áp dụng cho lớp thanh thiếu niên Anh từ năm 1953 đến 2005 – nhờ phát hiện thuốc này cũng làm giảm đáng kể tính nhạy cảm với cảm lạnh và cúm. Các quốc gia sử dụng vaccine BCG cũng được ghi nhận có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn.
Ở Anh, giáo sư Angus Dalgleish của Đại học London hiện đang cố gắng hỗ trợ nghiên cứu sử dụng một loại vaccine BCG mới có tên IMM101. Đây là loại thuốc đã đang thử nghiệm trên hơn 3.000 người trong điều trị chống ung thư. Việc này được thực hiện sau khi có các báo cáo của bệnh nhân tham gia thí nghiệm thuốc về khả năng miễn dịch với cảm lạnh và cúm như là một tác dụng phụ của thuốc.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già
Bình luận của bạn