Tự tăng liều thuốc cho trẻ sẽ gây rối loạn chức năng gan, thận
Tạm dừng sử dụng thuốc bột pha tiêm Mezicef
Ngừng sử dụng thuốc Cefotaxim vì nghi phản ứng có hại
Trẻ em và một số lưu ý khi sử dụng thuốc.
Người già sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng như thế nào?
1. Tự tăng liều thuốc cho trẻ thừa cân
Tình trạng trẻ thừa cân hiện rất phổ biến, do đó nhiều bà mẹ băn khoăn rằng, liều được chỉ định trên toa thuốc sẽ không phù hợp với con mình và tự ý tăng liều theo chuẩn cân nặng. Đây là việc làm vô cùng nguy hiểm. Theo lời khuyên của các bác sỹ, đối với những trẻ có trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn thông thường thì khi dùng thuốc phải theo chuẩn độ tuổi. Ví dụ, một đứa trẻ 5 tuổi nặng 30kg, tương đương trọng lượng trung bình của một đứa trẻ 9 tuổi, nhưng chức năng gan và thận của bé vẫn chỉ đạt mức độ của trẻ 5 tuổi, nếu tăng liều thuốc sẽ gây rối loạn chức năng gan, thận, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
2. Cho trẻ uống thuốc của người lớn
Một số phụ huynh cho con uống thuốc dành cho người lớn với liều thấp hơn vì nghĩ rằng cũng cùng một loại bệnh, nếu người lớn uống 2 viên thì cho trẻ uống 1 viên là được. Quan niệm này hết sức sai lầm vì trẻ em không phải là một phiên bản thu nhỏ của người lớn. Trên thực tế, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là một quá trình phi tuyến tính, một phản ứng phụ khi dùng thuốc tuy nhỏ ở người lớn nhưng có thể cực kỳ nghiêm trọng ở trẻ em. Do đó, không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc của người lớn, nhất là các viên nang rất dễ gây nghẹt thở cho trẻ.
3. Tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt
Trước khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ, phải tìm được nguyên nhân khiến trẻ sốt, ví dụ như cảm lạnh thông thường, do viêm amidan, hay do bệnh sởi, viêm phổi... Trong trường hợp không biết nguyên nhân gây sốt mà sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt tùy tiện, có thể sẽ làm triệu chứng mất đi, khiến bác sỹ không chẩn đoán được bệnh thực sự, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Đặc biệt là khi trẻ sốt, nếu sử dụng không đúng thuốc giảm đau hạ sốt cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột vô cùng nguy hiểm.
4. Tự ý tiêm Gamma globulin
Hiện có một số nhà thuốc bán Gamma globulin như một loại thuốc bổ dùng tăng đề kháng cho trẻ, nhưng trên thực tế, mục đích chính của Gamma globulin là để ngăn ngừa bệnh sởi, viêm gan và bệnh bại liệt. Hiện, hiệu quả phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác của Gamma globulin chưa được chứng minh, vì Gamma globulin được làm từ máu người hoặc máu nhau thai, nếu lạm dụng có thể gây phát ban và các phản ứng phụ khác. Muốn dùng Gamma globulin phải được bác sỹ kê đơn và dùng theo hướng dẫn.
5. Dùng vitamin bừa bãi
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng khi trẻ ốm, song song với việc uống thuốc thì phải bổ sung vitamin. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin tùy tiện cũng sẽ có hại cho trẻ. Chẳng hạn, nếu dùng quá nhiều vitamin A, vitamin D trẻ sẽ chán ăn, nóng sốt, khó chịu, khóc quấy, sưng nề gan và tổn thương thận. Vitamin C không gây ra tác dụng phụ gì lớn, nhưng khi dùng quá liều có thể gây đau bụng, tiêu chảy thậm chí ngộ độc.
Bình luận của bạn