Khi trẻ đến tuổi dậy thì, cha mẹ cần giúp trẻ hiểu về sự phát triển bình thường của cơ thể
4 dấu hiệu cho biết trẻ đến tuổi dậy thì
Những điều cha mẹ nên biết về vỡ giọng tuổi dậy thì
Bổ sung calci nano - bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì
17 tuổi còn cao được nữa không?
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi có xu hướng phát triển về chiều cao với một tốc độ khá ổn định, trung bình mỗi năm trẻ có thể tăng từ 6 - 7cm. Còn về trọng lượng, trung bình mỗi năm trẻ tăng được 2 - 3kg cho đến khi tuổi dậy thì bắt đầu. Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ bắt đầu có những cảm xúc và cách nhìn riêng về mọi thứ xung quanh. Hãy chia sẻ và cố gắng giúp con hiểu rằng, bây giờ điều quan trọng nhất của con là thật khỏe mạnh, cần ăn uống lành mạnh và vận động cơ thể để phát triển toàn diện.
Tạo điều kiện để trẻ của bạn phát triển bình thường
Một chế độ dinh dưỡng tốt, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên là phương pháp tổng thể tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng bình thường. Nhưng sự tăng trưởng ấy phần lớn được xác định bởi di truyền, nên không cố ép con ăn thêm thức ăn để lượng vitamin, khoáng chất, các dinh dưỡng khác cao hơn nhu cầu của cơ thể, điều này chỉ làm trẻ bị thừa cân, béo phì. Tập cho trẻ thói quen ăn khi đói và dừng lại khi đã đủ, không ăn vặt.
Ở các bé gái kinh nguyệt bắt đầu ở độ tuổi trung bình là khoảng 12 tuổi
Kỳ dậy thì của trẻ diễn ra như thế nào?
Đây là thời điểm thay đổi đáng kể cho cả nam và nữ. Độ tuổi mà những thay đổi về cơ thể bắt đầu diễn ra và thường bắt đầu rất khác nhau. Đối với cả 2 giới, những thay đổi nội tiết tố được đi kèm với những giai đoạn phát triển về cơ thể để con phát triển thành thiếu niên.
Với các bé gái, dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của tuổi dậy thì là sự phát triển vú, và có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào độ tuổi từ 8 - 13 tuổi. Những đặc điểm phát triển của tuổi dậy thì được diễn ra: Vú bắt đầu phát triển và hông được làm tròn; sự tăng trưởng về chiều cao, lông mu bắt đầu xuất hiện (thường là sau 6 - 12 tháng sau khi bắt đầu phát triển ngực, khoảng 15% các bé gái sẽ phát triên lông mu trước khi phát triển vú); tử cung và âm đạo cũng như môi âm hộ bắt đầu tăng kích thước; lông mu cũng được thành lập và ngực phát triển hơn nữa, kinh nguyệt bắt đầu, độ tuổi trung bình là khoảng 12 tuổi. Khi các bé gái bắt đầu có kinh, chúng thường tăng khoảng 2,5 - 5cm chiều cao, đến khoảng 14 - 15 tuổi chiều cao của trẻ thường chậm phát triển lại.
Hầu hết các chàng trai tuổi dậy thì ở khoảng 10 tuổi, xu hướng phát triển nhanh nhất ở độ tuổi 12 - 15, và thường đến 16 tuổi, hầu hết các chàng trai đã ngừng phát triển, nhưng cơ bắp của các con sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Dậy thì ở các bé nam diễn ra như sau: Dương vật và tinh hoàn tăng kích thước, lông mu xuất hiện và tiếp theo là ở nách và mặt, vỡ giọng, tinh hoàn bắt đầu sản xuất tinh trùng…
Các bậc cha mẹ theo dõi sự phát triển của con, ở độ tuổi này cả trai và gái mỗi ngày cần 2.200 – 2.400 calo, tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể. Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh, nhanh nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt, các bậc cha mẹ nên cho con sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung giúp con hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để phát triển toàn diện. Nếu thấy tốc độ tăng trưởng của con đang bình thương nhưng bị chậm lại trong 1 vài tháng, bạn cần đưa con đến bác sỹ để kiểm tra các điều kiện về y tế như suy tuyến giáp, thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc những yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng để giúp con bổ sung.
Bình luận của bạn