Những triệu chứng bất thường khi mang thai: Mọi bà bầu đều cần biết

Những triệu chứng bất thường khi mang thai có thể xảy đến bất kỳ lúc nào

Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên uống trà Kombucha?

Bà bầu nên ăn trái cây gì và ăn như thế nào?

Sỏi mật ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ mang thai?

Cách ngủ ngon khi mang thai: Vệ sinh giấc ngủ khoa học

Nếu bạn có một trong những triệu chứng bất thường khi mang thai như dưới đây, tốt nhất bạn nên đi khám hoặc gọi cho bác sỹ, y tá hoặc người chăm sóc thai kỳ của bạn ngay lập tức. 

Đau bụng

Đau dữ dội ở giữa bụng hoặc phía trên, kèm theo buồn nôn hoặc không, có thể là do: Khó tiêu, ợ nóng, bệnh dạ dày, ngộ độc thực phẩm. Nếu đang mang thai ở những tháng cuối thai kỳ, cơn đau ở giữa bụng có thể là do tiền sản giật. 

Đau bụng dưới

Đau dữ dội ở hai bên hoặc ở bụng dưới có thể do dây chằng bị kéo căng hoặc thai ngoài tử cung, sẩy thai, dọa sinh non, u xơ vỡ và chảy máu, nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung...

Bà bầu bị sốt

Nếu bạn bị sốt trên 37,5 độ C nhưng không có triệu chứng cảm lạnh, hãy gọi cho bác sỹ ngay. Nếu bà bầu sốt cao hơn 39 độ C trong một thời gian dài có thể gây hại cho thai nhi. 

Bị sốt là một trong những triệu chứng bất thường khi mang thai

Nhìn mờ, thấy các điểm nhấp nháy

Nếu đang mang thai ở những tháng cuối thai kỳ mà tầm nhìn bị mờ, thị lực giảm sút, bạn nên đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. 

Bàn tay và bàn chân bị sưng

Sưng, phù nề ở bàn tay, mặt, mắt khá phổ biến trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nhưng nếu tình trạng sưng nghiêm trọng, kết hợp với đau đầu và các vấn đề về thị lực, có thể bạn bị tiền sản giật

Bà bầu bị đau đầu dữ dội

Nếu đau đầu nặng kéo dài hơn 2 hoặc 3 tiếng, kết hợp với các rối loạn thị giác và phù nề, bạn có thể bị tiền sản giật.

Chảy máu âm đạo

Khi mới mang thai, bạn có thể bị chảy máu nhẹ nhưng không đau. Vấn đề này thường tự hết mà không gây hại gì cho thai nhi. Mặc dù vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc y tá nếu bạn bị chảy máu ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Nếu bà bầu bị chảy máu âm đạo kết hợp với đau bụng dữ dội, dai dẳng có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung. Chảy máu nhiều kết hợp với đau lưng hoặc đau bụng dai dẳng có thể là dấu hiệu sẩy thai.

Đột nhiên bị chảy máu nhưng không đau có thể là do nhau thai nằm ở vị trí thấp. Chảy máu tươi hoặc tối màu, có thể xuất hiện cục máu đông là bị bong nhau thai - nhau thai tách ra khỏi thành tử cung. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ phân tách, nó có thể gây ra một lượng máu nhỏ hoặc chảy nhiều máu.

Chất lỏng rò rỉ từ âm đạo 

Nếu thấy có chất lỏng rò rỉ từ âm đạo trước tuần thứ 37 của thai kỳ, có nghĩa là bạn đã bị vỡ ối sớm. Khi bị vỡ ối, em bé sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, hoặc bạn đã bị nhiễm trùng gây vỡ ối. Tốt nhất là nên đi khám để bác sỹ xử lý kịp thời. 

Đột nhiên thấy rất khát 

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy rất khát nước, nước tiểu có màu vàng đậm, có thể là dấu hiệu mất nước. Nếu bạn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ, mặc dù tình trạng này thường không gây ra triệu chứng. 

Xem thêm các triệu chứng bất thường khi mang thai


Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu 

Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) nếu có cảm giác đau đớn hoặc rát khi đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu, rò rỉ nước tiểu, nước tiểu có máu hoặc có mùi nặng, bị buồn nôn, mệt mỏi và toát mồ hôi lạnh, đau bụng dưới hoặc cảm thấy đau nhức khắp nơi. 

Liên tục nôn mửa

Nôn mửa nhiều hơn một vài lần trong ngày có thể gây mất nước, kiệt sức, mặc dù nó không làm tổn thương thai nhi. Nếu bạn bị nôn mửa thường xuyên, không ăn được hay không uống được gì, có thể bạn sẽ cần phải điều trị. Nôn mửa trong những tháng cuối thay kỳ kết hợp với đau dữ dội ngay dưới xương sườn, sưng ở mặt, bàn tay hoặc bàn chân là dấu hiệu của tiền sản giật. 

Nôn mửa kèm theo tiêu chảy có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa kèm theo sốt, đau ở hông, lưng dưới hoặc xung quanh bộ phận sinh dục có thể dấu hiệu nhiễm trùng thận. 

Chóng mặt và ngất xỉu

Chóng mặt có thể là do ăn ít, thiếu năng lượng hoặc bị huyết áp thấp. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy chóng mặt trong khi mang thai, nhưng nếu bạn bị ngất xỉu, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. 

Thai nhi ít chuyển động 

Nếu bạn nhận thấy thai nhi chuyển động ít hơn bình thường, hãy đi khám hoặc gọi ngay cho bác sỹ, bởi có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm. 

Ngứa ngáy toàn thân 

Nếu bạn bị ngứa, đặc biệt là vào ban đêm, có thể bạn đã bị ứ mật thai kỳ (obstetric cholestasis). Bệnh cũng gây vàng da, nước tiểu tối màu hơn bình thường, 

Nếu bạn bị ngứa nhẹ, đừng lo lắng quá. Bởi ngứa da là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất là nên đi khám, đặc biệt là ngứa vào ban đêm, tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Bị ngã

Bị ngã không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sỹ, đặc biệt là ngã cầu thang, thâm tím xương cụt. Thông thường thì thai nhi được bảo vệ bởi nước ối và tử cung. Tuy nhiên, bị ngã đôi khi có thể gây chấn thương xương hoặc dây chằng. Nếu bạn thấy các cơn co thắt, rò rỉ chất lỏng hoặc chảy máu, hãy đi khám hoặc gọi cho bác sỹ ngay lập tức. 

Cảm thấy khó chịu

Nếu bạn không chắc chắn về một triệu chứng bất thường khi mang thai hoặc cảm thấy vô cùng khó chịu, hãy tin vào bản năng của mình và gọi cho bác sỹ ngay. 

Vân Anh H+ (Theo babycentre)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp