Bệnh nhân Huntington luôn cần có người thân, bạn bè cận kề để có động lực sống lạc quan
Dùng kháng thể “bắt bệnh” Alzheimer
Bị Parkinson, dùng thuốc levodopa lâu dài có sao không?
Dân Việt Nam "chưa giàu đã già"!
Già hóa dân số: Người cao tuổi chịu thêm gánh nặng bệnh tật
Huntington là bệnh thoái hóa tiến triển mà nguyên nhân là do tế bào thần kinh trong não mất đi, dẫn đến không thể kiểm soát chuyển động (biểu hiện múa giật phối hợp với múa vờn, dáng đi không vững, không cân đối, nói chậm,...) gây rối loạn cảm xúc và suy sụp tinh thần. Đây là một bệnh di truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển ở tuổi trung niên, nặng nhất ở người cao tuổi và hiếm khi gặp ở trẻ em.
Hiện nay, các loại thuốc có sẵn để giúp quản lý các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Huntington, nhưng phương pháp điều trị không thể ngăn chặn sự suy giảm về thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Tetrabenazine (Xenazine) là thuốc đầu tiên được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Huntington. Nó giúp giảm cử động giật không tự nguyện của bệnh Huntington bằng cách tăng lượng dopamine có sẵn trong não. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm: Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ngủ gật ban ngày, thay đổi tâm trạng, buồn nôn và bồn chồn. Thuốc này không được khuyến cáo để sử dụng với người bị trầm cảm, đặc biệt là người có ý định tự tử.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có thể điều trị/hỗ trợ điều trị bệnh Huntington toàn diện, trì hoãn sự tiến triển của bệnh bằng việc xây dựng lối sống khoa học, đặc biệt là nhận thức kỹ năng và hoạt động thể chất phù hợp.
Đào tạo nhận thức
Thiết lập một lịch trình rõ ràng để tạo thói quen cho bản thân từ nhận thức đến hành vi. Điều này có ích đối với quản lý rối loạn nhận thức và tâm thần. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng gia đình, bạn bè, người thân của bệnh nhân Huntington hãy giúp họ tạo ra một môi trường thoải mái, không căng thẳng, không bắt họ phải đưa ra quyết định nào đó quá khó khăn hay phức tạp và luôn cập nhật những phương pháp điều trị mới cho căn bệnh này. Có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
Thiết lập thời gian biểu rõ ràng, dễ thực hiện theo Tạo thói quen lặp đi lặp lại mỗi ngày Thiết lập nhắc nhở (nhờ người thân, dùng đồng hồ báo thức, các ứng dụng trên smartphone, giấy nhớ…) Để bệnh nhân làm theo sở thích và sở trường Tránh xung đột gia đình, mâu thuẫn và ức chế. |
Loại bỏ những yếu tố gây stress, trầm cảm
Khi bị bệnh Huntington rất dễ trầm cảm. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sỹ về cách điều trị hoặc tìm tới những cách trị liệu sức khỏe tâm thần. Ngay cả người chăm sóc và cả bệnh nhân Huntington nên nói chuyện, chia sẻ với nhau để giúp cảm thấy bớt cô đơn và có thể nhận được một số lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh.
Hỗ trợ từ nhiều người
Chăm sóc bệnh nhân Huntington cần sự kiên trì
Phần lớn những người bị bệnh Huntington đều cần hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày. Thực tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà có thể tốn thời gian và công sức. Nếu quỹ thời gian của bạn ít ỏi nhưng có tài chính dư dả, thuê một người giúp việc là sự lựa chọn không tồi. Ngoài ra, ở nhiều địa phương, chính phủ có các chương trình điều trị, hỗ trợ điều dưỡng và các dịch vụ khác cho bệnh nhân, bạn nên tìm hiểu và tận dụng.
Bên cạnh đó, cơ sở chăm sóc dài hạn có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc, chữa trị an toàn và thoải mái, khi sống ở nhà không phải là một lựa chọn khả thi.
Duy trì hoạt động thể chất
Những người bệnh Huntington hoạt động thể chất thường xuyên và kiên trì sẽ được hưởng những lợi ích rất lớn vể: Thể lực, độ dẻo dai, sức khỏe tinh thần, sức khỏe tim mạch và nhiều lợi ích khác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động thể chất ở những bệnh nhân Huntington có thể giúp kiểm soát căng thẳng từ sự kỳ thị xã hội, giúp họ có thêm động lực trong cuộc sống và giải quyết những rắc rối với chức năng điều hành.
Bình luận của bạn