Phụ nữ mang thai ăn chay có ưu điểm gì?
Chế độ ăn thuần chay: Lợi và hại song hành
25 thực phẩm nhiều calci cho người ăn chay thiếu chất
Lý giải khoa học: Ăn thuần chay (Vegan) giúp giảm cân?
25 thực phẩm nhiều calci cho người ăn chay thiếu chất
Rachele Dependahl – chuyên gia dinh dưỡng tại Cedars-Sinai Medical Group ở Beverly Hills, Calif cho biết: "Phụ nữ mang thai ăn chay vẫn có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé".
Dependahl - một "pescatarian" (không ăn thịt nhưng ăn cá) mang thai lo lắng rằng có thể cô sẽ thèm thịt trong suốt thai kỳ, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Cô ấy thậm chí còn không thèm ăn thịt như trước kia.
Phụ nữ mang thai ăn chay có ưu điểm gì?
Có nhiều lợi ích sức khỏe nếu duy trì chế độ ăn chay trong suốt thai kỳ. Nguồn protein từ thực vật giúp thận đỡ vất vả hơn. Người ăn chay cũng ít bị sâu răng – một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, ăn chay cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh như:
Béo phì;
Tăng huyết áp
Táo bón
Đái tháo đường type 2
Sỏi mật.
Martha K. Grodrian, một chuyên gia về trị liệu dinh dưỡng tại Bệnh viện Good Samaritan ở Dayton, Ohio (Mỹ) cho biết: "Hầu hết phụ nữ ăn chay ăn ít đồ ăn vặt hơn và chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn".
Ăn chay khi mang thai có nhược điểm gì?
Duy trì chế độ ăn chay trong thai kỳ là lựa chọn tốt nhưng nó đòi hỏi bạn phải rất nỗ lực để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung có thể bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Một người ăn chay ăn sữa và trứng có thể nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống và uống bổ sung vitamin, khoáng chất. Người ăn thuần chay cần bổ sung vitamin B12, D, sắt, calci và kẽm.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ăn chay:
"Tất cả phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt, calci, folate, các acid béo thiết yếu như DHA (có thể thu được dưới dạng thức ăn chay), kẽm, protein và 200 đến 300 calo so với trước khi mang thai", Grodrian nói.
Cụ thể, phụ nữ mang thai ăn chay nên ăn những thứ sau:
6 đến 11 phần ăn (1 phần tương đương 75gr) mỗi ngày cho bánh mì, ngũ cốc, gạo, và mì ống (chọn toàn hạt nếu có thể)
4 đến 5 khẩu phần rau mỗi ngày
4 hoặc nhiều phần trái cây
8 phần sữa và sữa hạt (một chén đậu nấu chín là một lựa chọn sữa, ví dụ)
3 đến 4 phần đậu
2 phần chất béo omega-3 (tìm thấy trong dầu hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, trứng)
Chất béo, đồ ngọt, và thức ăn vặt nên ăn ít.
Những thực phẩm nên tránh:
Pho mát mềm chưa được tiệt trùng (như Brie, Camembert, và Feta) và sữa không được khử trùng bởi vì chúng có nguy cơ mắc bệnh listeriosis (bệnh do thực phẩm gây ra bởi vi khuẩn).
Nước trái cây tươi và rau quả không tiệt trùng, có thể chứa các vi khuẩn như E. coli và salmonella.
Bình luận của bạn