Bệnh trĩ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày
9 điều bạn nên biết về bệnh trĩ
9 điều bạn nên biết về bệnh trĩ
Nguyên nhân và triệu chứng căn bệnh đe dọa tính mạng hàng triệu người
3 cách chữa bệnh trĩ theo dân gian hiệu quả
Đi ngoài ra máu tươi "báo động đỏ" của bệnh trĩ
Ngồi nhiều và lười vận động
Nếu bạn làm công việc văn phòng và dành phần thời gian rảnh rỗi để xem TV hoặc lướt web, bạn sẽ dễ bị táo bón mạn tính và gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Lười vận động cũng có thể gây nhiều áp lực lên tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn và khiến bệnh trĩ nặng lên, do đó bạn nên tránh ngồi quá nhiều. Nên đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Tập những bài tập cường độ mạnh
Người bệnh trĩ không nên tập luyện các bài tập có cường độ mạnh, nhất là nâng tạ bởi các bài tập này có thể gây tăng áp lực lên bụng làm búi trĩ thò ra ngoài. Bạn nên tập luyện với cường độ vừa phải cho đến khi các triệu chứng của bệnh trĩ giảm dần.
Bỏ qua các triệu chứng táo bón và tiêu chảy
Nhiều người biết rằng táo bón mạn tính là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng lên, tuy nhiên, ít người biết rằng tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm trầm trọng bệnh trĩ. Nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc táo bón thì hãy xem xét lại chế độ ăn uống và tìm ra nguyên nhân gây ra 2 tình trạng trên.
Tiêu chảy và táo bón kéo dài đều có thể làm bệnh trĩ nặng lên
Vệ sinh hậu môn kém
Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ hoặc vệ sinh sai cách có thể khiến bệnh trĩ nặng lên. Khi bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn vì vậy bạn nên hạn chế dùng giấy. Nên rửa bằng nước ấm và lau khô bằng vải hoặc khăn mềm.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân khiến bệnh trĩ bùng phát. Căng thẳng kéo dài làm hạn chế quá trình lưu thông máu, nhất là đến vùng hậu môn nên dễ khiến bệnh nặng lên. Để giảm triệu chứng của bệnh, bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng.
Căng thẳng kéo dài khiến bệnh trĩ nặng lên
Lạm dụng thuốc nhuận tràng
Người bị bệnh trĩ thường gặp khó khăn khi đi vệ sinh nên bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa sẽ kê đơn các thuốc nhuận tràng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, loại thuốc này không nên uống trong quá 1 tuần.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh
Có rất nhiều người có thói quen dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh và đôi khi quên mất mình đã ngồi bao lâu. Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh làm các tĩnh mạch tại trực tràng phải chịu áp lực lớn nên dễ khiến bệnh trĩ nặng lên. Bạn nên nhớ không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá 10 phút.
Mắc bệnh trĩ nặng hơn khi dùng điện thoại trong nhà vệ sinh
Sử dụng khăn ướt để vệ sinh hậu môn
Nhiều người có thói quen sử dụng các loại khăn ướt có mùi thơm tuy nhiên các thành phần trong khăn ướt như cồn có thể ảnh hưởng đến vùng hậu môn, điều này có thể làm bệnh trĩ nặng hơn.
Dùng tay gãi khi bị ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là tình trạng thường gặp khi bị bệnh trĩ. Gãi nhiều có thể gây trầy xước vùng hậu môn. Bởi vậy, khi bị ngứa hậu môn, bạn nên hỏi bác sỹ về việc sử dụng một số loại thuốc bôi để giảm ngứa.
Khi bị trĩ người bệnh thường bị ngứa hậu môn
Ngồi trên bề mặt cứng quá lâu
Ngồi trên bề mặt cứng, gồ ghề cũng được xem là một trong số những nguyên nhân khiến bệnh trĩ nặng lên. Để giảm đau khi bị trĩ, bạn nên ngồi trên một chiếc đệm, gối thay vì bề mặt cứng.
Uống quá nhiều cà phê
Giống như rượu, cà phê cũng có thể gây mất nước và kích thích lớp nhầy lót dạ dày. Caffeine cũng là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón, do đó, người bệnh không nên uống hoặc hạn chế uống cà phê.
Người bị bệnh trĩ nên hạn chế uống cà phê
Nhịn đi vệ sinh
Nhịn đi vệ sinh sẽ gây nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng dễ khiến bệnh trĩ nặng hơn. Không những vậy nhịn đi vệ sinh nhiều ngày khi đi vệ sinh sẽ phải dùng nhiều sức để rặn mạnh mới có thể tống phân ra ngoài. Việc rặn mạnh nhiều lần trong thời gian dài sẽ khiến cho các mô xung quanh hậu môn bị kích ứng, căn giãn, sưng phồng gây nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao, các búi trĩ từ đó cũng sẽ sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng này cần phải có thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định mỗi ngày, tránh ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
Không phẫu thuật điều trị trĩ
Trong một số trường hợp, mặc dù bệnh nhân đã thay đổi lối sống, ăn uống và áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng bệnh vẫn không cải thiện thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ để làm phẫu thuật cắt trĩ.
Bình luận của bạn