Sự lạc quan, yêu đời có thể làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ trung niên
Muốn phòng ngừa loãng xương, ăn gì?
Ăn uống cân bằng để ngừa bệnh ở tuổi trung niên
Video: Bí quyết "thổi bay" triệu chứng mãn kinh
Tăng cân – nỗi lo của phụ nữ mãn kinh
Theo số liệu của Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ, hơn một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương và dẫn đến gãy xương. Các nguyên nhân của tình trạng loãng xương bao gồm: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, thói quen hút thuốc, không cung cấp đủ calci cho cơ thể và một số vấn đề sức khỏe khác…
Ngoài ra, theo tác giả nghiên cứu, TS. Paivi Rauma, tình trạng trầm cảm kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Tâm lý căng thẳng có thể dẫn đến một loạt hành vi có hại cho sức khỏe xương như lạm dụng thuốc lá, lười tập thể dục…
TS. Paivi Rauma và cộng sự đã tiến hành kiểm tra mật độ xương của hơn 1.100 phụ nữ Phần Lan trong độ tuổi từ 60 – 70. Họ thấy rằng tỷ lệ mất xương trung bình ở các phụ nữ này trong vòng mười năm là 4%.
Tuy nhiên, những người sống lạc quan yêu đời có mật độ xương cao hơn những người luôn trầm cảm, buồn phiền. Hơn nữa, trong suốt mười năm đó, nếu một người tiếp tục bi quan thì mật độ xương có thể thấp hơn 85% so với những người lạc quan trở lại.
Phát hiện này cho thấy tâm trạng và thái độ với cuộc sống cũng quyết định rất lớn đối với sức khỏe xương ở phụ nữ trung niên. Sống lạc quan là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên những thói quen tốt cho xương như duy trì tập thể dục và bỏ thuốc lá.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Tâm thần (Psychosomatic Medicine).
Bình luận của bạn