để phòng ngừa loãng xương, nhược xương, bên cạnh việc bổ sung calci, cần có sự "trợ giúp" của một số khoáng chất khác
Loãng xương: Căn bệnh nguy hiểm
Ăn gì để tránh loãng xương?
Những tác nhân gây loãng xương ở nam giới
Loãng xương: Tại sao, như thế nào?
Nam giới chớ chủ quan với loãng xương, ung thư vú...
Mô xương được tạo thành bởi các tế bào (tạo cốt bào, hủy cốt bào, tế bào xương), các sợi và chất căn bản. Các thành phần ngoài tế bào bị calci hóa giúp cho chất căn bản trở nên cứng rắn, hợp với chức năng chống đỡ và bảo vệ của xương.
Chất căn bản của xương gồm: Muối khoáng (chiếm 70% trọng lượng xương khô) như các muối Ca, Mg, K, Si, Boron, Kẽm, Đồng… Khoảng 95% chất nền hữu cơ là collagen. Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein.
Đánh giá cổ điển về nhược xương và loãng xương là giảm mật độ khoáng xương. Nhưng sức khỏe của xương còn phức tạp hơn mật độ khoáng hóa nhiều. Chất khoáng làm cho xương cứng và dày đặc, nhưng collagen và các chất vô cơ và hữu cơ trong chất căn bản lại làm cho xương mềm dẻo, uyển chuyển, dễ uốn. Nếu không có sự mềm dẻo tốt, thì xương trở nên giòn, dễ gãy. Vậy mật độ khoáng không có nghĩa là bằng sức khỏe của xương.
Lắng đọng calci quá mức trong cơ thể (gắn vào nơi không cần!) gây lão hóa, bệnh mạch vành, vữa xơ động mạch, bệnh quanh răng, suy giáp trạng, béo phì, đái tháo đường, Alzheimer, ung thư (vú, bàng quang, đại tràng, xương), sỏi mật, sỏi thận, bệnh Crohn’s, đục thể thủy tinh, glaucoma, thoái hóa hoàng điểm, viêm xương khớp, viêm gan, viêm mô tế bào…
Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều calci chỉ là một phần trong giải pháp phòng ngừa loãng xương
Do đó, để phòng ngừa loãng xương, nhược xương, bên cạnh việc bổ sung calci, cần có sự "trợ giúp" của một số khoáng chất khác nữa. Đó là:
Magnesi (Mg): Cần cho tạo collagen ở chất căn bản của xương, giúp tạo khoáng xương, giữ trạng thái tốt của sụn. Khoảng 60% Mg trong cơ thể nằm ở xương. Nồng độ Mg giảm sẽ ảnh hưởng tới hấp thu Calci. Mg còn là đồng yếu tố của các enzyme chủ công trong xương, dùng tu sửa bộ xương, Mg tham gia vào các enzym chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính.
Mangan (Mn): Cần cho tổng hợp mucopolysaccharid, giúp chống viêm xương khớp. Thiếu Mn dẫn tới mỏng xương, dị dạng xương. Mn cần cho tổng hợp glucosaminoglycan (tức chondroitin sulfat) ở mô liên kết để tạo chất căn bản giúp lắng đọng chất khoáng.
Đồng (Cu): Thiếu Cu gây lắng đọng xương bất thường. Cu giúp tạo liên kết chéo giữa các sợi collagen trong mô liên kết để làm tròn nhiệm vụ trong quá trình khoáng hóa xương.
Kẽm (Zn): Ở người loãng xương, có giảm rõ hàm lượng Zn trong huyết thanh, trong xương. Zn giúp tạo xương nhờ làm tăng tác dụng của vitamin D3.
Xương gãy sẽ không khỏi nhanh, dù bổ sung lượng Calci cao, nhưng sẽ khỏi rất nhanh nếu dùng lượng vừa phải Calci cùng lượng phong phú Si! Chỉ riêng Calci cùng vitamin D chưa đủ cho xương phát triển, chưa đủ cho độ mềm dẻo và mật độ xương. Cần bổ sung Si để giúp tăng sản collagen và các mô liên kết gắn chặt với nhau trong chất căn bản của mô xương, giúp Calci cùng các chất khoáng khác dễ gắn vào chất căn bản.
Silicium (Si): Si tham gia tạo xương theo hai cơ chế: Si là thành phần của prolyl-hydroxylase, là enzyme giúp dễ tạo glucosaminoglycan và thành phần collagen của chất căn bản của xương; Si gắn kết được mọi polysaccharid với nhau hoặc gắn kết các mucopolysaccharid trong chất căn bản của xương. Đã tìm thấy Si ở một số vùng xương đang cốt hóa trong những giai đoạn rất sớm của sự khoáng hóa. Si ở các mô “dạng xương” (osteoid) còn non sẽ tăng mạnh cùng Calci.Ở người, nơi giàu Si là xương, sụn, gân, men răng, đầu xương đùi, tạo cốt bào, mô liên kết của động mạch chủ, khí quản, tuyến ức, da và các phần phụ của da. Thiếu hụt Si đi kèm hư hại hàm lượng collagen ở chất căn bản của mô xương, tạo nên các khớp bé và kém chất lượng, khuyết tật về sự lớn lên của sụn, ức chế các thành phần của sụn khớp (như nước, hexosamin, collagen, giảm hàm lượng tro, Ca, Mg, P ở xương chày).
Si phòng và chống còi xương, loãng xương, viêm khớp, vữa xơ động mạch. Si làm cho khỏe sụn và mô liên kết (dây chằng, gân, động mạch chủ, khí quản, thành động mạch).
Boron (B): Phòng và điều trị nhiều bệnh như loãng xương, nhược xương, viêm khớp dạng thấp, viêm xương - khớp… Boron có hàm lượng cao trong tuyến cận giáp, xương, men răng, cần cho xương khỏe, cho chức năng của khớp xương, điều hòa sự hấp thu và chuyển hóa của Ca, Mg, P.
Thiếu hụt Boron khiến tuyến cận giáp trở nên quá kích hoạt và tiết quá nhiều hormon, hậu quả là rút Calci từ xương và răng, làm tăng nồng độ Calci huyết, gây loãng xương, viêm xương - khớp, các dạng khác của viêm khớp, sâu răng v.v…
Boron chuyển được vitamin D sang dạng có hoạt tính, qua đó làm tăng nhập Calci và lắng đọng vào xương, răng. Boron cũng ảnh hưởng tới hormone sinh dục, làm tăng mức testosteron ở nam giới khi thấp, tăng mức estrogen ở nữ giới, nên Boron có quan hệ mật thiết tới khoáng hóa xương.
Magnesi, đồng, kẽm, Boron, Silicium... là những khoáng chất cần bổ sung cùng calci hàng ngày
Dùng cho phụ nữ sau mãn kinh, Boron sẽ làm giảm lượng Calci mất qua nước tiểu (có thể do tác động tích cực tới estrogen). Thiếu hụt Boron làm thất thoát lượng lớn Ca và Mg qua nước tiểu. Bổ sung Boron làm giảm thải 50% Ca, giúp phòng và điều trị loãng xương và sâu răng. Hàm lượng Boron cao trong xương giúp xương cứng rắn hơn, thêm vào đó làm bình thường hóa các hormon sinh dục (estrogen, testosteron) cũng kích thích sự lớn lên của xương mới.
Những chất khoáng trên cùng Calci tạo thành một đội ngũ vững chắc, tác dụng hiệp đồng giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh về xương. Chống loãng xương không phải chỉ cần Calci!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp
Bình luận của bạn