Tác động của cà phê đến từng bộ phận cơ thể (P1)

Một tách cà phê đên chỉ chứa khoảng 160 calories

Ngừa tắc động mạch vành bằng cà phê

Giảm nguy cơ đa xơ cứng với cà phê

"Bí quyết" giảm cân mới cho các tín đồ cà phê: Thêm...bơ vào cà phê

Cà phê: Đâu chỉ có cải thiện tâm trạng

1. Vòng eo

Uống cà phê một cách khôn ngoan có thể giúp bạn có một vòng hai như ý. Một tách cà phê latte (cà phê sữa của Ý) cung cấp khoảng 170 calories, trong khi một tách cà phê đên chỉ chứa khoảng 160 calories.

Không chỉ là một loại thức uống ít caclorie, cà phê còn có tác dụng giảm cân trực tiếp bằng cách ức chế sự thèm ăn, theo Nigel Denby – chuyên gia dinh dưỡng.

Một nghiên cứu mới đây chứng minh rằng cà phê xanh (hạt cà phê chưa rang) có thể giúp bạn giảm cân nhờ thành phần acid chlorogenic với khả năng giảm lượng đường hấp thu từ ruột và đẩy nhanh tốc độ đốt cháy mỡ của cơ thể.

2. Trái tim

Uống một vài tách cà phê đã có thể làm nhịp tim tăng lên 100 nhịp/phút (nhịp tim bình thường là 60 – 80 nhịp/phút) và bạn có thể mất đến một giờ để tim trở lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân là vì cà phê làm co động mạch và gây tăng huyết áp, theo Tiến sỹ, Bác sỹ tim mạch Graham Jackson - Guy’s and St Thomas’ NHS Foundation Trust (Anh).

Uống một vài tách cà phê đã có thể làm nhịp tim tăng lên 100 nhịp/phút 

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đăng trên tạp chí Heart cho thấy những người uống lượng cà phê vừa phải có ít nguy cơ bị mảng calci trong động mạch (gây ra các mảng xơ vữa động mạch).

Tuy nhiên, cà phê có thể không tốt cho những người bị suy tim. TS. Jackson khuyến cáo những bệnh nhân này nên bỏ cà phê hoàn toàn. Những người bị bệnh tim cũng nên hạn chế uống cà phê hòa tan vì nó chứa hàm lượng kali cao, có thể làm tim “loạn nhịp”, TS. Jackson cho biết.

3. Ruột

Caffeine làm tăng các cơn co thắt ở ruột và đẩy chất thải ra nhanh hơn so với bình thường. Hay nói cách khác, caffeine làm giảm thời gian thức ăn được hấp thụ ở đường tiêu hóa, điều này đặc biệt có hại nếu bạn không có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Chất kích thích này cũng cản trở sự hấp thụ sắt, vì thế bạn nên uống cà phê cùng lúc với các thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ.

Nhiều người cho rằng cà phê có thể làm giảm táo bón nhưng thực tế lại không phải như vậy. Thậm chí, cà phê còn khiến cho trình trạng táo bón trầm trọng hơn vì caffeine gây mất nước khiến phân cứng hơn và việc “giải quyết” sẽ càng khó khăn hơn.

Không nên uống cà phê khi bụng rỗng vì “các acid trong dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến đau và đầy bụng”, Iain Jourdan – bác sỹ phẫu thuật tại Bệnh viện Royal Surrey County, cho biết, “tốt nhất là nên uống cà phê cùng lúc với ăn”.

4. Răng

Uống 5 – 6 cốc cà phê mỗi ngày mới có thể gây ố răng 

Cà phê có thể gây ố răng nhưng không bằng trà.

“Chất tannin trong trà gây ố răng mạnh hơn caffeine”, theo nha sỹ Mervyn Druian (London, Anh), “uống 5 – 6 cốc cà phê mỗi ngày mới có thể gây đen răng và caffeine chỉ ảnh hưởng đến lớp màng sinh học chứ không xuyên qua men răng”.

Sử dụng kem đánh răng làm trắng có thể loại bỏ tới 90% vết ố do cà phê trong vòng 14 ngày.

5. Xương

Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ loãng xương vì chúng đẩy nhanh tốc độ mất xương, theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Orthopaedic Surgery and Research năm 2006.

“Caffeine ảnh hưởng đến sự hấp thu calci ở ruột và tăng tốc độ bài tiết calci, có khả năng dẫn đến mất xương”, Julia Thomson – Hội Loãng xương Anh, cho biết, “chỉ nên uống không quá 3 ly cà phê mỗi ngày và thêm sữa. Cà phê sữa có thể giúp chống lại các tác động xấu của caffeine đối với xương”.

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp