- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Ăn nhiều cơm gạo trắng có thể khiến đường huyết sau ăn tăng cao, khó kiểm soát
4 sai lầm khi tập thể dục của người bệnh đái tháo đường
Cách dùng quả lý gai kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường
5 lầm tưởng về bệnh đái tháo đường có thể bạn vẫn đang mắc phải
5 thay đổi nhỏ cải thiện chế độ ăn cho người bị đái tháo đường
Dù gạo trắng được coi là lương thực chính trong chế độ ăn của người Việt, nhưng các chuyên gia, bác sỹ vẫn khuyên người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn nhiều cơm gạo trắng vì chúng có thể ảnh hưởng xấu tới lượng đường huyết.
Dưới đây là những lý do người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn nhiều cơm gạo trắng:
- Gạo trắng rất giàu tinh bột. Ăn nhiều gạo có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến.
- Gạo (thường đã loại bỏ cám) có thể khiến đường huyết tăng cao vì thiếu chất xơ - thành phần có khả năng trì hoãn sự hấp thụ đường vào máu, ổn định đường huyết.
Gạo trắng có chỉ số GI cao, có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến
- Gạo trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao. Cụ thể, các thực phẩm có chỉ số GI từ 70 trở lên có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến sau ăn.
- Gạo trắng chứa carbohydrate mà cơ thể có thể dễ dàng phá vỡ, chuyển đổi thành đường glucose. Glucose sau đó được hấp thụ vào máu và di chuyển tới các tế bào nhờ sự có mặt của hormone insulin. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, người bệnh đái tháo đường không thể sử dụng insulin hiệu quả, khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.
Tất cả những điều trên khiến gạo trắng trở thành một thực phẩm không mấy “thân thiện” với người bệnh đái tháo đường.
Điều này có đồng nghĩa với việc họ không thể ăn cơm?
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, người bệnh đái tháo đường có thể ăn 1 bát cơm trong bữa trưa hoặc bữa tối. Bạn cũng nên ăn cơm cùng các thực phẩm chứa chất béo hoặc rau có nhiều chất xơ hòa tan, điều đó sẽ giúp làm chậm hấp thụ đường. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng có thể chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt vì chúng giàu chất xơ hơn.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì Ý, ngô, khoai tây… vẫn có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Vấn đề là bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nên nhớ, các loại trái cây, các loại đậu, sữa, sữa chua… cũng được tính là các thực phẩm cung cấp carbohydrate trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Ndtv)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn