Thịt gác bếp được gác trên những bếp lửa đun củi nhiều ngày
Thịt bò khô gác bếp thơm mùi khói: Món ngon đón Tết
Món ngon ngày Đông: Bánh cuộn quế nhân khoai lang, phủ kem pho mát ấm áp
Ăn Tết nhẹ bụng, đủ chất với cá hồi khoai tây nướng
Thịt lợn gác bếp không phải lúc nào, mùa nào cũng làm được, mà làm phải làm đúng mùa, vì nếu làm trái mùa, thịt sẽ bị ôi. Mùa làm gác bếp tốt, ngon nhất là mùa Đông.
Trước đây, người dân sống ở các vùng miền núi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc giao lưu hàng hoá nói chung và mặt hàng thực phẩm nói riêng gặp nhiều trở ngại bà con đều phải tự cung tự cấp. Sắp đến ngày Tết, gia đình nào cũng mổ 1 con trâu, hoặc lợn để ăn và đề dành ăn dần trong năm.
Lợn sau khi mổ, bà con tiến hành ướp muối, thảo quả, hạt tiêu rừng..., sau đó treo lên gác bếp, hun khói cho đến khi thịt khô, săn lại, rồi bảo quản ăn dần trong năm.
Cách làm: Sau khi mổ xong con lợn, bỏ riêng phần nội tạng, rửa sạch, lấy dẻ sạch thấm thật khô. Sau đó, bà con tiến hành lọc hết phần xương sườn và các xương khác. Phần thịt, bà con chia ra thành từng miếng mỏng (dày khoảng 3-4 cm), dài khoảng 20-30cm (tùy theo từng gia đình).
Các miếng thịt còn nóng hổi này được đem ướp ngay với các loại gia vị nói trên với lượng vừa đủ (tùy khẩu vị mỗi gia đình. Thịt không được để dính nước, đảm bảo khô, còn nóng hổi).
Bếp của bà con dân tộc không mấy khi tắt lửa, vì thế thịt sau khi ướp sẽ được xiên và treo lên trên những làn khói nghi ngút của bếp củi ngày này qua ngày khác. Khi màu thịt ruộm màu vàng của khói, từng tiếng thịt săn lại, sờ không còn dính tay là các gia vị đã ngấm đều vào sâu trong từng thớ thịt. Lúc này, bà con dân tộc lấy thịt xuống chế biến: Chao qua trên bếp lửa, hoặc thái nhỏ thịt, rồi xào lẫn với măng để đãi khách trong những lễ, Tết.
Ngày nay, món thịt gác bếp đã trở thành đặc sản. Vì thế, thịt sau khi được tẩm ướp gia vị, được người dân treo lên cao, sau đó đốt củi hong cho đến khi thịt săn lại, sờ không dính tay thì đem bán, chế biến để thưởng thức.
Bình luận của bạn