- Chuyên đề:
- Viêm họng
Giảm ho cho bé từ thực phẩm chức năng, thảo dược mà không cần thuốc
Codein đặc biệt có hại cho trẻ dưới 12 tuổi
Vì sao trẻ hay ho đêm?
Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ
Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?
Cuối tháng 10 vừa qua, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRCA), Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu đã đưa ra khuyến cáo thắt chặt việc sử dụng thuốc chứa codein trị ho và cảm lạnh ở trẻ (chủ yếu ở dạng viên nén và siro).
Cụ thể, chống chỉ định codein cho trẻ dưới 12 tuổi, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ 12 - 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp, các chế phẩm chứa codein dạng lỏng cần chứa trong lọ chứa chống trẻ em nhằm tránh trường hợp trẻ vô ý uống nhầm.
Theo cảnh báo của PRCA, cơ thể chuyển đổi codein thành morphin để giúp giảm đau, nhưng ở một số người quá trình này xảy ra rất nhanh, dẫn đến quá liều. Người sử dụng có thể bị sốc và rơi vào các trạng thái buồn ngủ, chóng mặt hoặc khó thở đột ngột. Nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.
Codein có các dạng bào chế như: Viên nén, ống tiêm, siro, thuốc nước, viên sủi, viên nang...
Mặc dù phản ứng có hại của morphin xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ dưới 12 tuổi, con đường chuyển hóa codeine thành morphin thay đổi và không dự đoán được. Vì vậy, nhóm đối tượng này tiềm tàng những nguy cơ phản ứng có hại đặc biệt. Thuốc có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Ngoài ra, trẻ em đã từng có vấn đề về hô hấp có thể nhạy cảm hơn với codein. Đối với phụ nữ cho con bú, codein sẽ được bài tiết vào sữa mẹ vì thế đối tượng này cũng cần phải thận trọng.
Ngoài codein, cũng cần lưu ý thuốc ho chứa thành phần dextromethorphan cũng là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Cần thận trọng, không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm dãi. Độc tính ở thuốc thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.
Giải quyết cơn ho không cần thuốc
Theo các chuyên gia y tế, trong điều trị ho, việc tìm ra nguyên nhân gây ho là điều quan trọng nhất. Khi đã xác định được rồi thì việc điều trị cũng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Trong trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi nhưng vẫn ăn chơi bình thường, không xuất hiện thêm dấu hiệu nào khác thì bạn chưa cần thiết phải đưa trẻ đi bệnh viện. Nếu có đưa trẻ đi khám rồi, bạn hãy thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ, chỉ nên cho bé uống những loại thuốc đã được kê đơn.
Trong những trường hợp ho do cảm lạnh thì không cần dùng thuốc, phụ huynh chỉ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách, có thể kết hợp thuốc nhỏ mũi theo đúng chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt, vào mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính…
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho an toàn từ thảo dược như: Cánh hoa hồng hấp đường, chanh/quất/tỏi hấp mật ong, lá hẹ hấp đường phèn, chanh đào ngâm mật ong…
Khi trẻ bị ho, không cho trẻ ăn những thực phẩm như: Đồ ăn để lạnh, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ tanh (cá, cua, tôm), một số loại hạt (hướng dương, lạc, hạt dưa...)...
Phụ huynh nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau: Món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng phải đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, xơ) và phù hợp với khẩu vị của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.
Trẻ cũng cần được tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách: Bổ sung vitamin C, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần bướm bạc, kha tử, mật ong, cam thảo, ImmuneGamma…
Bình luận của bạn