Lưu ý cần biết khi cho trẻ đi tiêm vaccine Quinvaxem

Sau khoảng 24 – 48 giờ sau tiêm, trẻ cần được theo dõi tại nhà

Có nên cho trẻ tiêm vaccine phòng cúm hàng năm?

Đến lượt dân Đà Nẵng trắng đêm chờ tiêm cho con

Không còn chen lấn, xô đẩy trong ngày đầu tiêm vaccine Pentaxim

Trẻ đang sốt cao, viêm họng có nên đi tiêm vaccine?

Vaccine Quivaxem là gì?

Vaccine Quinvaxem là loại vaccine phối hợp, chỉ với một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, thay cho việc sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vaccine Quinvaxem được sử dụng ở 34 quốc gia trên thế giới. Vaccine Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010.

Một số trẻ gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine Quinvaxem

Sau khi tiêm vaccine Quinvaxem, trẻ có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như trẻ bị sốt nhẹ, thời gian sốt kéo dài không quá 1 ngày. Ngoài ra, trẻ có thể bị sưng đỏ, đau chỗ tiêm chích, đau mỏi cơ khớp (trẻ nhỏ quấy khóc, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau và nổi hạch cổ, hạch nách)…

 Đa số các trường hợp trẻ sau khi tiêm phòng Quinvaxem đều bị sốt nhẹ, quấy khóc

Một số phản ứng khác thể gặp khi trẻ đi tiêm vacccine Quinvaxem là:

- Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau viêm vaccine

Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vaccine 

- Giảm trương lực cơ trong vòng 48 giờ

- Sốc phản vệ

Sau khi tiêm vaccine trẻ có các phản ứng nặng thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm. 

Tại sao trẻ gặp tác dụng phụ sau tiêm Quinvaxem?

Không có vaccine nào là an toàn tuyệt đối. Theo BS Minh Tân – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: “Trong thực tế vẫn xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Không có loại vaccine nào tuyệt đối an toàn 100%. Tiêm vaccine là đưa vào cơ thể một kháng nguyên  để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Giống như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một phản ứng sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm vaccine, bé có thể gặp các phản ứng sau tiêm có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng sau tiêm vaccine có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vaccine, mỗi loại vaccine sẽ gây ra những phản ứng khác nhau trong cơ thể”.

Vaccine Quinvaxem khác với Pentaxeim ở thành phần chống bệnh ho gà. Thành phần chống ho gà trong Quinvaxem là toàn tế bào nên thường đem lại nhiều tác dụng phụ hơn với vaccine ho gà vô bào. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vaccine Quinvaxem cao hơn hẳn so với vaccine Pentaxim

Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm vaccine Quinvaxem

Điều quan trọng để hạn chế những trường hợp nguy hiểm cho trẻ khi tiêm vaccine Quinvaxem là cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn khi cho trẻ khi trẻ đi tiêm vaccine. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để trẻ được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, an toàn.

Cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đúng lịch

Không được tiêm vaccine Quinvaxem nếu trẻ có tiền sử phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B.

Cha mẹ cũng cần lưu ý đến lịch tiêm vaccine Quinvaxem của trẻ. Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ hai tháng tuổi. Bé cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc 18 tháng tuổi hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Lịch tiêm của bé có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết vaccine…), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn vì trẻ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều.

Sau khi tiêm vaccine Quinvaxem, cha mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi chặt tình trạng sốc phản vệ nếu có. Những trẻ cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử đã bị sốc phản vệ phải được tư vấn và hướng dẫn để có thể nhận biết được các dấu hiệu sớm của sốc phản vệ và có những biện pháp can thiệp kịp thời. 

Sau khoảng 24 – 48 giờ sau tiêm, trẻ cần được theo dõi tại nhà. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu có những biểu hiện: Thở bất thường, sốt cao liên tục và không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt, quấy khóc liên tục, không bú được, co giật, tím tái, có những cơn lạnh người kéo dài… Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vaccine có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ. Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ