Con bị sổ mũi lâu hết là tại mẹ chăm sai cách

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi

Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Mẹo hay cho mẹ: Chữa sổ mũi và nghẹt mũi cho bé bằng phương pháp đơn giản

Video: Bỏ túi bí quyết ngăn cơn sổ mũi tức thì

Mẹ cần làm gì khi bé thò lò mũi xanh?

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi có thể kể đến như trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm họng… khiến cho khi thời tiết thay đổi bé dễ bị hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, những trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể bị hiện tượng sổ mũi, hắt hơi và kèm theo sốt, mệt mỏi, quấy khóc.

Sổ mũi làm cho bé cảm thấy khó chịu

Đánh giá mức độ bệnh

Theo bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai - Nguyên Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: “Khi trẻ bị sổ mũi các mẹ cần xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh và có hướng xử lý kịp thời”.

 Cha mẹ cần quan sát hiện tượng sổ mũi ở trẻ để có đánh giá chính xác và đưa ra hướng khắc phục cụ thể.

 - Nếu trẻ bị sổ mũi, dịch mũi trong, có hiện tượng ngạt mũi khi thời tiết thay đổi thì không nên quá lo lắng. Đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân bên ngoài môi trường khi thời tiết thay đổi. Cha mẹ chỉ cần vệ sinh mũi – họng sạch sẽ, giữ ấm cho trẻ thì hiện tượng này sẽ nhanh chóng kết thúc và không quá nguy hiểm.  - Nếu như trẻ bị sổ mũi kèm theo ho, nóng sốt, quấy khóc thì rất có thể trẻ mắc cảm cúm. 

Nếu trẻ bị sổ mũi do thời tiết thay đổi thì cha mẹ không nên lo lắng

- Trẻ bị sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…. Cha mẹ cần rửa sạch mũi hàng ngày cho trẻ bằng tăm bông, bằng nước muối sinh lý, giữ mũi luôn được sạch sẽ khô thoáng. Nếu như hiện tượng này kéo dài trên 1 tuần thì cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh bệnh chuyển sang mạn tính, khó điều trị, biến chứng lớn. 

 Cách chăm sóc trẻ khi bị sổ mũi

- Bổ sung dưỡng chất cho trẻ: Ngay khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) cho bé.

Cha mẹ cần tăng cường dưỡng chất cho trẻ để phòng bệnh tật

 - Vệ sinh mũi sạch sẽ: Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ).

- Lưu ý đến giấc ngủ: Khi ngủ cha mẹ cần phải lưu ý bởi dịch mũi có thể sẽ đi vào đường thở gây tắc nghẽn hệ hô hấp. Mẹ nên kê cao đầu cho trẻ, thường xuyên theo dõi nếu thấy trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở thì cần phải sơ cứu ngay, tránh ngạt thở.

- Đưa trẻ đi khám: Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh cho bé. Theo đó, cha mẹ hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của trẻ. Cha mẹ đừng quên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia y tế trước khi quyết định.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ