- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Một số bệnh lý cũng có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ em
Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bị táo bón không?
Hà Thành liều mạng: Ăn "thần dược" táo tàu Trung Quốc thâm xỉn
Muốn sáng tạo nên uống cà phê và bia?
Cô gái bị chồng tưới xăng đốt có thể phục hồi gương mặt
Sữa mẹ - "vaccine" quý hiếm
Nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em
Đa số trẻ em bị táo bón không do bệnh lý hoặc rối loạn sức khỏe.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ em ngoài 18 tháng tuổi là do thói quen lười đi cầu do quá mải chơi, nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ hoặc thiếu riêng tư, trẻ từng bị đau hoặc sợ hãi khi đi cầu… Nếu phân không được đẩy ra ngoài, đại tràng sẽ hút nước, khiến chúng càng trở nên cứng và khô hơn. Tình trạng này càng khiến bé bị đau và đi ngoài khó khăn hơn.
Chế độ ăn uống hoặc sự thay đổi trong chế độ ăn: Ăn nhiều bột và đường, thiếu chất xơ, ăn uống ít nước, uống sữa công thức có thể dẫn đến chứng táo bón ở trẻ em.
Sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể gây ra táo bón
Một số thay đổi ở trẻ như mắc bệnh gây sốt, phải nằm một thời gian dài trên giường, ăn ít hoặc mất nước cũng có thể làm giảm số lần đi ngoài, khiến phân cứng hơn và dễ gây ra táo bón.
Một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ em:
Suy giáp: Sự giảm hoạt động của tuyến giáp là tình trạng dẫn đến sự giảm hoạt động của các cơ ruột, đi kèm một loạt các triệu chứng khác. Cách phát hiện sớm nhất là thông qua chương trình sàng lọc sơ sinh.
Bệnh phình to đại tràng bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Hirschsprung): Bệnh do một bác sỹ Thụy Điển mô tả năm 1886. Bệnh xảy ra do không có tế bào thần kinh đám rối của cơ đại tràng, khiến đại tràng không có khả năng đẩy phân ra ngoài. Hầu hết trẻ sơ sinh bị bệnh Hirschsprung thường sẽ có triệu chứng trong vòng vài tuần đầu tiên sau khi chào đời. Bé có thể bị thiếu cân, nhẹ cân so với tuổi. Bệnh thường phổ biến hơn ở các bé trai và những bé mắc hội chứng Down.
Bệnh phình to đại tràng bẩm sinh có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ
Đái tháo đường cũng là tình trạng y tế phổ biến có thể dẫn đến chứng táo bón.
Sự thay đổi của quá trình chuyển hóa như hạ kali, tăng calci máu cũng có thể dẫn đến chứng táo bón.
Trẻ em bị bệnh não (do điều kiện sống và dinh dưỡng cùng với sự giảm trương lực cơ ở cơ quan thành bụng), tổn thương tủy (thoát vị tủy – màng tủy, chèn ép tủy…) dễ mắc táo bón mạn tính.
Một số loại thuốc cũng dễ dẫn đến chứng táo bón ở trẻ như thuốc kháng acid, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau/gây nghiện như codeine…
Để giúp trẻ đối phó với chứng táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng cốm Pubokid - sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa chất trợ sinh ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm... Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứng táo bón ở trẻ em, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột...
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn