Giúp mẹ nhận biết, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

10 - 20% trẻ em trên toàn cầu bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa dị ứng có dùng kem thảo dược hay thực phẩm chức năng được không?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Bổ sung vitamin B5 có giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Ngừa viêm da cơ địa mùa lạnh

Viêm da cơ địa ở trẻ rất phức tạp, thường là do di truyền. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu cha/mẹ hoặc cả 2 bị mắc phải bệnh này thì khả năng con cái bị viêm da cơ địa cao. Những bé có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, hen suyễn… khi thời tiết thay đổi, hoặc sống trong điều kiện môi trường ẩm thấp, ô nhiễm cũng rất dễ bị viêm da cơ địa.

Ngoài ra, khi bị ngứa, những vết gãi của trẻ có thể làm xước da gây nhiễm trùng và viêm da.

Viêm da cơ địa có triệu chứng phức tạp

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở 2 bên má, đầu gối và khuỷu tay, nhưng hiếm xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi bé cai sữa, chứng phát ban xảy ra đột ngột, gây ra ngứa và viêm. Đến giai đoạn nhiễm trùng có thể có nước mủ.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ trên 2 tuổi: Phát ban trên cơ thể, thường rất khô và ngứa, có từng mảng bị vảy, da sần sùi, dày hơn. Các vùng da phổ biến bị ảnh hưởng thường là các nếp gấp ở đầu gối hay khuỷu tay, cổ, cổ tay, mắt cá chân hoặc các nếp gấp giữa mông và chân. Triệu chứng thường dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng, vùng da bị tổn thương có thể bị dày lên.

Trẻ bị viêm da cơ địa nên chăm sóc thế nào?

Nên tắm rửa, thay quần áo hàng ngày cho bé, không nên cho bé mặc các loại áo có nỉ hoặc lông vì các chất liệu này dễ làm cho da bé bị tổn thương hơn. Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, bởi sẽ khiến da khô, dễ bị tổn thương hơn. Đồng thời nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng để ít gây kích ứng da của trẻ. 

Tránh sử dụng điều hòa quá nhiều vào mùa Hè và không được để cho bé thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm da cơ địa, cần cho trẻ đi khám để được bác sỹ kê thuốc điều trị sớm.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng lá trầu không để trị viêm da cơ địa ở trẻ. Lấy 2 - 3 lá trầu không tươi, cắt thật nhỏ cho vào chậu. Dội nước sôi cho ngập lá trầu không chờ khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, lấy khăn thấm tắm cho bé, sau khi tắm xong tráng qua bằng nước ấm. 

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ