- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy
Năm 2018, trẻ sẽ được tiêm vaccine ngừa tiêu chảy do virus Rota miễn phí
Trẻ bị rotavirus dễ nhầm với ngộ độc thức ăn, cảm lạnh
Ăn gì, không ăn gì để phòng ngừa tiêu chảy khi du lịch?
4 thực phẩm tốt dành cho trẻ bị tiêu chảy mẹ nên nhớ
Nguyên nhân trẻ dễ bị tiêu chảy cấp vào mùa hè
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, thức ăn, đồ uống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, một số bà mẹ bận rộn nên để tiết kiệm thời gian nấu ăn cho trẻ nên thường nấu cháo và thức ăn cho con cả ngày. Trong những ngày nóng nếu cháo thức ăn của trẻ không được bảo quản tốt sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật tấn công, gây bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Thức ăn đã được nấu chín, bảo quản trong tủ lạnh cũng làm vi khuẩn ngừng phát triển. Khi được mang ra nấu vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh. Vì thế, đồ ăn của trẻ nên ăn bữa nào, nấu bữa đó chứ không nên tích trữ nhiều ngày trong tủ lạnh”.
Trẻ dễ bị tiêu chảy cấp trong mùa hè
Tiêu chảy cấp cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo đó cũng tăng cao. Cơ thể không đủ sức chống lại dịch bệnh càng làm cho tiêu chảy diễn biến phức tạp và ngày càng khó kiểm soát.
Ngoài ra, tiêu chảy cấp cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo đó cũng tăng cao. Cơ thể không đủ sức chống lại dịch bệnh càng làm cho tiêu chảy diễn biến phức tạp và ngày càng khó kiểm soát.
Nguy hại khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ dễ có những biến chứng nguy hiểm do mất nước kéo dài có thể gây ra trụy tim, sốc và khiến cho trẻ dễ tử vong.
Thông thường tiêu chảy do ăn phải thức ăn lạ, kém vệ sinh thì trẻ chỉ cần uống men tiêu hóa 2 – 3 ngày là khỏi. Nhưng đối với các trường hợp tiêu chảy cấp thì cha mẹ cần lưu ý vì trẻ có thể bị mất nước kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn kèo theo các biến chứng nguy hiểm khác đối với trẻ nhỏ. tiêu chảy có thể khiến cho trẻ bị sốt cao, co giật. Những trường hợp trẻ tiêu chảy, mất nước từ từ, không nhanh có thể gây suy thận. Ngoài ra, trẻ đi ngoài nhiều có thể bị loét hậu môn.
Tiêu chảy cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
Với những trường hợp trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp cần phải cho uống nước bù điện giải oresol. Trong trường hợp nhà không có hoặc trẻ không uống được oresol có thể dùng nước cháo loãng, nước hoa quả cho trẻ uống.
Với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu trẻ mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó.
Những trẻ tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống. Cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Sốt cao liên tục, co giật (làm kinh), nôn nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi cha mẹ thấy trẻ nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hóa).
Tuyệt đối không dược sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thểgiúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; Bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.
Bình luận của bạn