Cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ là cách thức phòng ngừa tốt nhất các bệnh truyền nhiễm
Hỏng hệ miễn dịch vì “tham” uống rượu
Mẹo hay giúp tăng cường hệ miễn dịch
Suy giảm miễn dịch vì... rượu
Vaccine DTaP: Miễn dịch bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ
Cải thiện hệ miễn dịch – giải pháp chữa hói hiệu quả
1. Dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ ăn uống đủ chất, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thức ăn phải đầy đủ các thành phần Protide, Glucide, Lipide, các chất vi lượng, Vitamin… Những chất này sẽ giúp cơ thể chống lại được bệnh tật. Nên ăn uống cân đối với mọi thành phần của thức ăn, tức là phải có một chế độ ăn hợp lý.
2. không lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều bậc phụ huynh cho con mình uống thuốc kháng sinh ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của một dạng nhiễm virus. Thực tế là kháng sinh không có tác dụng trong việc chống lại virus. Thậm chí, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chúng còn có hại như làm giảm miễn dịch và việc hồi phục sẽ lâu hơn.
3. Có giấc ngủ đầy đủ
Khi ngủ não bộ của trẻ sẽ được được kích hoạt ở mức tối đa do các hormone tăng trưởng được phóng thích. Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ lên cân mà còn tăng chiều cao (1/2mm chiều dài trong vài tháng đầu tiên). Bên cạnh đó, giấc ngủ đủ và sâu còn giúp trẻ có một hệ miễn dịch mạnh hơn, trẻ vui vẻ và khỏe hơn.
4. Khuyến khích trẻ vận động
Một đứa trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp nếu nằm nhiều trên giường hoặc trên ghế sofa sẽ khiến cho nước mũi dồn lại trong cổ họng và ngực. Khi đó, hãy khuyến khích trẻ dậy và đi bộ quanh nhà nếu thấy đủ sức khỏe.
5. Tiêm phòng
Tiêm phòng là cách chủ động để đáp ứng miễn dịch của trẻ, phòng ngừa được nhiều loại bệnh.
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giữ cho màng nhầy mũi ẩm, trở thành một lá chắn quan trọng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Các mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước và chuẩn bị cho trẻ một chai nước để chúng có thể mang theo thường xuyên khi ra ngoài.
Khuyến khích trẻ vận động là cách đơn giản để tăng hệ thống miễn dịch cho trẻ
7. Không cần phải quá sạch sẽ
Hệ thống miễn dịch có chức năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Sự hình thành ban đầu của bệnh sẽ được bộ nhớ miễn dịch ghi lại, nên nếu nó xuất hiện trở lại sẽ nhanh chóng bị hệ miễn dịch phá hủy. Nếu nhà bạn quá sạch sẽ, cơ thể trẻ sẽ không có cơ hội trải giai đoạn bị bệnh - yếu tố để cơ thể sản xuất kháng thể. Mặt khác khi chỉ quen ở trong môi trường quá an toàn, cơ thể trẻ sẽ khó chống đỡ lại khi tiếp xúc với môi trường khác. Như thế sẽ làm giảm sức đề kháng, có thể dẫn đến dị ứng và rối loạn miễn dịch.
8. Lau điều khiển từ xa
Nếu trong nhà có trẻ, hãy chú ý lau các điều khiển từ xa thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều khiển là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, virus
9. Tạo thói quen rửa tay
Đơn giản là quả bóng nhựa lớn trong trung tâm vui chơi cũng có đủ lượng vi trùng khiến trẻ có thể bị ốm. Vì thế, cần rửa tay sạch có chất khử trùng sau mỗi lần đi chơi. Từ những bước nhỏ như vậy, trẻ sẽ có thói quen tốt trong suốt cuộc đời khi ý thức được đâu là môi trường có mầm bệnh bị nhiễm khuẩn (như nhà vệ sinh công cộng).
10. Thảo luận với trẻ về khả năng chữa bệnh của cơ thể
Hãy để con trẻ biết cơ thể có cơ chế tự chữa bệnh. Trẻ sẽ học được cách tin tưởng bản năng cơ thể, trở nên không quá phụ thuộc vào thuốc. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu các bậc cha mẹ thường thảo luận về các bệnh tật với trẻ, đồng thời nhấn mạnh những điểm yếu của chúng sẽ giúp trẻ biết lo lắng hơn nhưng cũng chủ động hơn trong việc đối mặt với bệnh tật.
11. Tiếp xúc với trẻ khác
Theo kết quả nghiên cứu công bố trong Tạp chí Y học New England, trẻ em dưới 13 tuổi nếu được tiếp xúc thường xuyên với các trẻ khác giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai. Trong đó cũng chỉ ra rằng, thông qua tiếp xúc với các trẻ khác, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có thể kích thích phản ứng miễn dịch của trẻ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
12. Biết khi nào cần đến bác sỹ nhi khoa
Nếu trẻ sốt cao hơn 39 độ C hoặc sốt trên 38 độ C kéo dài từ 3 ngày trở lên, cần được một chuyên gia y tế thăm khám. Mặc dù, khi bị nhiễm trùng, trẻ sốt 38,5 độ C là rất phổ biến và trong tình huống tương tự, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với người lớn bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn làm quen dần với “cuộc chiến” chống nhiễm trùng. Và một khi không còn sốt cao nhưng đầu vẫn ấm, hãy để cơ thể trẻ tự điều chỉnh để phục hồi.
Bình luận của bạn