Cách chăm sóc da khi mắc bệnh chàm ở bàn tay

Bệnh chàm eczema ở bàn tay dễ bùng phát trong mùa Đông

Mất ngủ vì bệnh chàm bùng phát vào ban đêm: Phải làm sao?

Mẹo ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát vào mùa Đông

Cách phòng bệnh chàm bùng phát ở trẻ trong mùa Đông

Cách đối phó với bệnh chàm ở mọi lứa tuổi

Bệnh chàm eczema là bệnh lý mạn tính, thường tái phát nhiều lần, nhất là khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm không khí thấp. Các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm: Ngứa, đỏ da và khô da do viêm. Nghiêm trọng hơn, da có thể bong vảy, xuất hiện các vết nứt đau đớn ở ngón tay và lòng bàn tay.

Bệnh chàm được phân ra làm nhiều loại như viêm da cơ địa, chàm khô nứt nẻ (asteatotic eczema)… Một số thể đặc biệt của bệnh chàm sẽ xuất hiện ở bàn tay. Bệnh dễ gặp ở người phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên như thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh, nhân viên y tế.

Theo các chuyên gia da liễu, một số biện pháp sau giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh chàm eczema ngay tại nhà.

Kiểm soát các yếu tố gây bùng phát bệnh chàm

Người bị eczema ở bàn tay tránh tiếp xúc với hóa chất dễ gây kích ứng

Người bị eczema ở bàn tay tránh tiếp xúc với hóa chất dễ gây kích ứng

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết một cách rõ ràng về căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của chàm eczema. Tuy nhiên, người có cơ địa dị ứng có hệ miễn dịch nhạy cảm với kích thích của hóa chất có trong nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại…

Nếu đây là các tác nhân gây bùng phát bệnh chàm bàn tay với bạn, hãy cẩn trọng khi mua sắm các hóa chất trong gia đình. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm không chứa hương liệu, hoặc dành riêng cho làn da nhạy cảm. Đừng quên đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất dễ gây kích ứng.

Rửa tay nhẹ nhàng

Nước nóng có thể làm da tay thêm khô, khiến tình trạng viêm da thêm trầm trọng. Do đó, trong mùa Đông, người bị chàm bàn tay nên dùng nước ấm và xà phòng không hương liệu để rửa tay cũng như vệ sinh thân thể hàng ngày.

Các sản phẩm nước rửa tay có đặc tính diệt khuẩn không phù hợp với làn da đã tổn thương. Do đó, bạn nên lựa chọn xà phòng nhẹ dịu, nhưng đảm bảo rửa tay đúng cách trong ít nhất 20 giây.

Dưỡng ẩm bàn tay sau khi rửa tay

Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính, không chứa hương liệu cho bàn tay bị chàm eczema

Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính, không chứa hương liệu cho bàn tay bị chàm eczema

Rửa tay thường xuyên sẽ lấy đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên trên da, làm nghiêm trọng thêm triệu chứng ngứa ngáy do chàm eczema.

Sau khi rửa tay, bạn nên nhanh chóng dưỡng ẩm cho bàn tay với kem dưỡng, thuốc mỡ. Các thành phần như glycerin, bơ hạt mỡ, acid hyaluronic, ceramide sẽ giúp dưỡng ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ làn da hiệu quả. Bạn cũng nên dưỡng da tay trước khi đi ngủ vào ban đêm.

Đeo găng tay khi trời lạnh

Sử dụng găng tay vải cotton để bảo vệ bàn tay bị chàm eczema

Sử dụng găng tay vải cotton để bảo vệ bàn tay bị chàm eczema

Không khí lạnh và khô của mùa Đông là nỗi ám ảnh với những người bị bệnh chàm bàn tay. Bên cạnh các biện pháp dưỡng ẩm, bạn nên đeo găng tay thường xuyên để bảo vệ làn da. Nếu len hoặc vải tổng hợp khiến bạn thấy ngứa ngáy, hãy dùng găng tay làm bằng vải cotton hoặc lụa.

Hạn chế cào, gãi làn da

Bệnh chàm eczema thường đi kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và khiến bạn muốn cào gãi. Hành động này lại gây ra phản ứng viêm, khiến bệnh chàm kéo dài dai dẳng, thậm chí để lại sẹo và bội nhiễm.

Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để kiểm soát triệu chứng này. Việc cắt ngắn móng tay cũng giúp hạn chế tổn thương cho da.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu