Lịch tiêm chủng bắt buộc cho trẻ theo từng tháng

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh

Tiêm phòng cho bé sau khi khỏi ốm như thế nào?

Tiêm chủng cho trẻ sinh non khi nào?

Tiêm chủng giúp ngăn chặn 3 triệu cái chết mỗi năm

5 'lỗi' của cha mẹ khi đưa con đi tiêm chủng

PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, nhiều phụ huynh có tâm lý sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm nên không đưa trẻ đi tiêm, một số trẻ bị mắc các bệnh khác như ho, sốt, viêm phổi… dẫn đến mất cơ hội tiêm vaccine phòng bệnh, nhưng cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù lại ngay nên dẫn đến tình trạng trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng. Theo PGS Phu, đây chính là khoảng trống thời gian trẻ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm vaccine đúng liều, đúng lịch là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ. 

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Lưu ý một số phản ứng phụ sau tiêm:

- Vaccine Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván: Sau khi tiêm, một số trẻ bị sốt về chiều, tối. Trong vòng 24h, trẻ sẽ hết sốt. Nếu một ngày sau tiêm, trẻ vẫn sốt thì cần theo dõi thêm hoặc đưa trẻ đi khám, vì đó có thể không phải là sốt do vaccine.

- Vaccine BCG – phòng lao: 2 tuần sau tiêm, tại chỗ tiêm sưng đỏ, sau đó tự vỡ. Phụ huynh chỉ cần đặt gạc khô lên trên, vết loét sẽ tự lành thành sẹo. Nếu vết loét tấy đỏ, trẻ sốt, xuất hiện hạch ở nách thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

- Vaccine sởi: Sau khi tiêm khoảng 1 tuần, trẻ có thể có các phản ứng phụ như sốt, nổi ban. Trẻ có thể sốt 1 – 3 ngày, đôi khi ban nổi lên giống như sởi. Trường hợp trẻ sốt cao, cần dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt kéo dài trên 3 ngày thì phải cho trẻ đi khám vì đó không phải là sốt do tiêm. 

Vân An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ