Lỡ quá chén trong dịp nghỉ lễ, làm gì để nhanh tỉnh táo?

Uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhiều vấn đề liên hoan đến sức khỏe

Uống rượu bia sau bao lâu thì cơ thể mới thải hết cồn?

Gen Z ngán ngẩm với rượu bia, ma túy và tình dục

Bà bầu uống rượu bia, thai nhi sẽ chịu tác động xấu

Nguy cơ cao xơ vữa động mạch do thói quen hút thuốc, rượu bia

Khi uống quá nhiều rượu bia, người uống cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại sự tỉnh táo. Một điều quan trọng mà bất kỳ ai uống rượu bia cũng phải biết là ngay cả khi đầu óc cảm thấy tỉnh táo hơn sau cơn say thì cũng không có nghĩa họ được phép lái xe. Người uống rượu bia chỉ được phép lái xe khi lượng cồn trong máu đã được đào thải khỏi cơ thể. Tất nhiên, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tùy thuộc vào lượng rượu bia uống vào mà cơ thể sẽ mất vài giờ hay lâu hơn để đào thải hoàn toàn. Không có cách gì để làm giảm ngay lập tức nồng độ cồn trong máu khi đã uống rượu bia. Những gì chúng ta có thể làm là giúp đầu óc cảm thấy tỉnh táo hơn sau cơn say rượu.

1. Đi ngủ

Một trong những cách tốt nhất giúp bạn có thể tỉnh táo sau cơn say là đi ngủ. Ngủ không chỉ giết thời gian (cần thiết để giảm nồng độ cồn trong máu) mà còn giúp cơ thể bạn chuyển hóa chất cồn bên trong cơ thể. Khi ngủ, gan sẽ tập trung vào vào công việc chuyển hóa chất cồn, từ đó giúp cơ thể bạn nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.

2. Uống cà phê

 

Cà phê sẽ giúp người uống rượu bia cảm thấy tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, caffeine trong cà phê lại không giúp đào thải rượu bia ra khỏi cơ thể. Đây là lý do vì sao một người dù đã cảm thấy tỉnh táo hơn nhiều sau cơn say nhưng cơ thể vẫn còn nồng độ cồn cao, lái xe vẫn có thể bị phạt. Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu và caffeine có thể gây căng thẳng cho tim.

3. Uống nước

Nước sẽ không giúp bạn tỉnh táo ngay lập tức, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu một số triệu chứng nôn nao khi uống rượu và giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nước giúp hydrat hóa (trạng thái giữ nước hoặc quá trình cung cấp nước cho cơ thể), trong khi rượu làm bạn mất nước. Bên cạnh đó, việc uống một cốc nước giữa mỗi lần uống rượu có thể giúp cơ thể bạn có thời gian chuyển hóa chất cồn.

4. Ăn gì đó trước khi uống

Trước khi uống rượu bạn nên ăn các thực ăn giàu chất béo và carbohydrate, điều này có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu của cơ thể. Bạn nên tránh uống rượu khi bụng đói.

Việc bạn ăn trước, trong và sau khi uống rượu đều có thể giúp giảm thiểu các tác động gây nôn nao mà bạn sẽ cảm thấy vào ngày hôm sau. Để tránh say rượu bạn cần chế đô ăn uống hợp lý, uống đủ nước và biết giới hạn của mình khi uống rượu.

5. Tắm lạnh

Tắm nước lạnh không tác động gì đến nồng độ cồn trong máu. Lợi ích của tắm nước lạnh là giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn sau một đêm dài say xỉn. Thế nhưng, cơ thể bạn vẫn bị suy yếu vì ảnh hưởng của cồn. Nhưng dẫu sao bạn cũng phải thận trọng nếu thời tiết lạnh và cơ thể không khỏe thì không nên tắm nước lạnh.

Thời gian là yếu tố duy nhất để có thể tỉnh táo hoàn toàn sau khi say rượu bia.  Mặc dù bạn có thể cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi thực hiện một số phương pháp trên, nhưng thực tế cơ thể sẽ chưa thể trở lại trạng thái bình thường cho đến khi nồng độ cồn trong máu xuống dưới 0,08%. Vì vậy, để có dịp nghỉ lễ an toàn bạn tuyệt đối không tham gia giao thông khi đã uống rượu bia.

Lê Tuyết (Theo Sobersidekick.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp