Lúc nào cũng thấy buồn ngủ: "Vạch trần" 7 nguyên nhân

Rối loạn nhịp sinh học là nguyên nhân phổ biến khiến bạn lúc nào cũng thấy buồn ngủ

Sự khác biệt giữa buồn ngủ và mệt mỏi

Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày: Coi chừng mắc bệnh Alzheimer!

Ngủ 8 - 9 tiếng mỗi đêm nhưng sao thức dậy vẫn mệt mỏi?

Vì sao bạn luôn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn no?

Thiếu ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến viêm mạn tính, hormone, làm tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Mệt mỏi, uể oải do thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Những lý do khiến bạn lúc nào cũng thấy buồn ngủ: 

1. Không ngủ đủ giấc

Nguyên nhân phổ biến của việc luôn thấy buồn ngủ chính là do bạn đã ngủ quá ít. Nếu bạn thấy khó ngủ, tốt nhất nên tránh uống cà phê và rượu gần giờ đi ngủ. 

2. Bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ 

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng một người bị ngừng thở trong khi ngủ. Điều này có thể xảy ra hàng chục thậm chí hàng trăm lần mỗi giờ ngủ. Người mắc hội chứng này có thể khịt mũi lớn hoặc tỉnh dậy và thở hổn hển. Với mỗi lần thức dậy, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn khác của giấc ngủ, có thể hoàn toàn không nhớ gì. Tuy nhiên, sự gián đoạn này sẽ dẫn đến giấc ngủ kém, buồn ngủ vào ban ngày. 

3. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ xảy ra khi có vấn đề với việc điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo. Triệu chứng đặc trưng nhất của chứng ngủ rũ là cataplexy - việc kiểm soát cơ bắp bị dừng đột ngột, được kích thích bởi cảm xúc bất ngờ hoặc tiếng cười. Buồn ngủ liên quan đến chứng ngủ rũ có thể cần điều trị bằng các chất kích thích, chẳng hạn như Ritalin, Provigil và Nuvigil.

Lúc nào cũng thấy buồn ngủ do mắc chứng ngủ rũ cần phải được điều trị

4. Mệt mỏi mạn tính 

Mệt mỏi mạn tính đặc trưng bởi sự mệt mỏi, kiệt sức hoặc buồn ngủ. Sự mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn sau khi gắng sức. Hội chứng này cũng gây ra đau khớp và cơ thường xuyên.

5. Hội chứng Kleine-Levin

Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng có thể gây ra các cơn buồn ngủ liên tục và quá mức. Các cơn buồn ngủ có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng tại một thời điểm. Ngoài cơn buồn ngủ, người mắc hội chứng này còn có các triệu chứng như ảo giác hoặc có hành vi thái quá... 

6. Hội chứng chân tay bồn chồn

Hội chứng chân tay bồn chồn gây ra các cử động quá mức trong khi ngủ, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ngày hôm sau. 

Phổ biến nhất trong những tình trạng này là hội chứng chân không yên. Rối loạn này được đặc trưng bởi một cảm giác khó chịu ở chân, thôi thúc việc di chuyển. Hội chứng này thường xảy ra vào buổi tối, khi bạn đang nằm nghỉ ngơi. Đứng lên vận động, cảm giác khó chịu sẽ biến mất. 

Hội chứng chân tay định kỳ (những cử động giật đột ngột xảy ra trong khi ngủ) cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ. 

7. Rối loạn nhịp sinh học

Nhịp sinh học là đồng hồ tự nhiên của cơ thể giúp điều phối các hoạt động của cơ thể theo ánh sáng và bóng tối. Nếu nhịp sinh học bị sai lệch, bạn có thể thấy buồn ngủ vào những thời điểm không thích hợp. Rối loạn này có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và bổ sung melatonin.

Vân Anh H+ (Theo verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp