Bấm khuyên tai giúp bé nhà bạn thêm điệu đà, đáng yêu
Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh, mẹ nhận hậu quả khó lường
Nghe kém do viêm tai giữa phải làm sao?
Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Tại sao các nạn nhân bị thương ở cổ dễ tử vong?
Khi nào bé có thể bấm lỗ tai?
7 tháng tuổi mẹ có thể cho bé bấm khuyên tai
Độ tuổi thích hợp để bạn bấm lỗ tai cho bé là lúc bé được 7 tháng tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi này, bé có thể chịu được đau một chút và cơ thể bé cũng dễ dàng chữa lành vết thương nhẹ từ việc bấm lỗ tai.
Chọn địa điểm
Đưa bé đến bấm ở cơ sở uy tín
Hiện nay, có nhiều cơ sở bấm khuyên mọc lên từ cửa hàng vàng bạc, người bán hàng rong cho đến các cửa hàng bán phụ kiện trang sức... Vì dụng cụ để bấm khuyên tai cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một súng bấm. Nhưng không phải cơ sở nào cũng làm đúng quy trình, họ không đeo găng tay y tế, không khử trùng súng bấm bằng cồn hoặc cho bé nhà bạn đeo lại khuyên đã cũ... Vì thế, trước khi quyết định bạn cần tìm hiểu hoặc hỏi thăm một vài địa chỉ bấm khuyên uy tín, có kinh nghiệm hay đã được cấp phép. Tuyệt đối không nên tự bấm hay nhờ người khác bấm cho bé.
Mẹ cần làm gì sau khi bé bấm lỗ tai
Giảm bớt cơn đau cho bé sau khi bấm: Một mẹo nhỏ để mẹ giảm bớt cơn đau cho bé khi bấm lỗ tai là dùng một ít kem mỡ có thành phần lidocaine thoa lên dái tai bé khoảng 30-60 phút trước lúc thực hiện bấm lỗ tai. Hoặc mẹ có thể dùng khăn lạnh chườm lên dái tai của bé trước lúc bấm tai khoảng 15-30 phút. Nếu như bé đã được 3 tuổi mà mẹ mới tính đến việc bấm tai cho bé, thì mẹ cần làm “công tác tư tưởng” cho bé trước khi bấm bằng việc nói với bé những gì sắp diễn ra, giải thích với bé việc này chỉ đau như bị kiến cắn hoặc như lúc bác sỹ tiêm thuốc. Đừng để bé phải chịu đau trong khi tâm lý vẫn còn sợ hãi.
Để giảm đau cho bé mẹ có thể chườm khăn lạnh
Chăm sóc tai cho bé: Mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa tai cho bé sau khi bấm, rồi dùng bông gòn hoặc khăn sạch thấm khô và để vậy cho đến khi lành hẳn. Chú ý theo dõi 2 - 3 ngày xem vết bấm có bị sưng đỏ hoặc làm mủ hay không. Nếu có, mẹ cần làm vệ sinh và sát trùng cho bé bằng thuốc tím, nếu cần có thể đưa bé đến gặp bác sỹ để xem tai bé có bị nhiễm trùng không. Thông thường thì vết bấm sẽ hết đỏ sau 3 ngày, vì thế mẹ không cần qua lo lắng.
Vệ sinh tai cho bé: Thường xuyên làm sạch sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn nên dùng dung dịch nước muối để rửa tai cho bé mỗi ngày, và có thể dùng xà phòng để làm sạch lỗ xỏ nếu cần (nhiều nhất là một lần mỗi ngày) để vết thương lành. Sau khi vết xỏ đã hoàn toàn lành lặn, bạn có thể ngừng sử dụng nước muối, và chỉ dùng xà phòng khi bé có những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc kích ứng da.
Sau 4 - 5 ngày nên thay khuyên bấm cho bé: Theo khuyến cáo của các bác sỹ, sau 4-5 ngày, tùy theo tình trạng của bé, mẹ có thể thay khuyên bấm cho bé. Khi chọn khuyên tai, mẹ nên chọn loại bằng nguyên liệu thép không gỉ bởi đây là loại vật liệu không chứa niken hoặc bất kỳ hợp chất gây dị ứng như những kim loại khác nên rất an toàn cho bé. Ngoài ra, mẹ còn có thể chọn hoa tai bằng titan, bạch kim hay vàng 14K để đeo cho trẻ.
Thường xuyên xoay bông tai: Nên xoay bông tay nhẹ nhàng từ 1 - 2 lần/ngày cho bé trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm, để tránh bông tai dính vào làn da nhạy cảm của trẻ.
Đi khám nếu các dấu hiệu nhiễm trùng không có chiều hướng thuyên giảm
Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế
- Mẹ cần theo dõi xem phần lỗ bấm có bị sưng đỏ hay mưng mủ, ngứa rát không? Nếu có thì cần đưa bé đi khám ngay vì rất có thể bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với chiếc khuyên tai vừa được bấm.
- Nếu bé đang bị nhiễm trùng và không khỏi trong vòng 2 - 3 ngày tự điều trị, mẹ nên đưa bé đi khám để bác sỹ kê thuốc. Nếu hoa tai của bé bị kẹt bên phần tai bị nhiễm trùng hoặc nó không ngừng làm bé chảy máu, bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ. Sau khoảng 2 - 3 tháng, tùy vào việc hồi phục của vết thương mà mẹ cần cân nhắc có nên xỏ khuyên tai lại lần 2 cho bé.
Bình luận của bạn