Triệu chứng cảnh báo máu huyết kém lưu thông

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của việc máu kém lưu thông

Có phải tim đập nhanh thì huyết áp cũng cao?

Sự khác biệt về nhịp tim giữa nam và nữ

Trái tim không "ưa" người mập!

10 cách giúp phòng ngừa bệnh tim ngay khi còn trẻ

1. Sưng chân: Máu kém lưu thông có thể khiến bàn chân bị sưng, phù nề, thậm chí gây ra viêm loét chân.

2. Tay chân bị tê: Cảm giác tê ở ở các chi (tay và chân) có thể là một dấu hiệu của việc suy giảm chức năng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, tình trạng tê tay, tê chân cũng có thể là do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, lối sống ít vận động, thiếu hụt vitamin B12 hoặc magne. Nó còn có thể là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, đái tháo đường, bệnh đa xơ cứng và suy tuyến giáp.

3. Tay chân lạnh buốt: Lưu lượng máu thích hợp giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể. Nếu lưu lượng máu bị gián đoạn, ngoài gây ra cảm giác tê rần, máu không thể di chuyển dễ dàng đến các khu vực phía xa của cơ thể sẽ làm cho tế bào bị thiếu oxy gây lạnh đầu chi.

4. Mệt mỏi: Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của máu lưu thông kém. Cùng với triệu chứng mệt mỏi, một số người thậm chí còn có thể bị khó thở, thiếu sức chịu đựng và đau nhức cơ bắp do thiếu oxy. Các nguyên nhân khác của sự mệt mỏi bao gồm: Lạm dụng rượu, uống quá nhiều caffeine, thiếu hoạt động thể chất, ngủ kém, thói quen ăn uống không lành mạnh, lo âu, căng thẳng, trầm cảm...

5. Dễ mắc bệnh, vết thương lâu lành: Do máu lưu thông kém, các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để chống nhiễm trùng không được phân phối kịp thời và với số lượng đầy đủ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể để phát hiện và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Máu lưu thông kém khiến chúng ta dễ mắc bệnh

6. Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch ở chân có thể là một triệu chứng cũng như nguyên nhân khiến máu khó lưu thông. Do lưu lượng máu bị dồn ứ, áp lực tích tụ sẽ khiến các tĩnh mạch nằm ngay dưới bề mặt da trở nên sưng, xoắn và rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch có xu hướng xuất hiện trên chân, gây đau ngứa, nóng ở chân. Ngoài ra, một số yếu tố như di truyền, béo phì, táo bón, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sử dụng thuốc tránh thai và thậm chí là cả ngành nghề đòi hỏi phải đứng thường xuyên cũng có thể gây giãn tĩnh mạch.

7. Rụng tóc: Khi da đầu không nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu với số lượng thích hợp từ máu, tóc sẽ trở nên mỏng, khô và bắt đầu rụng với tốc độ nhanh chóng. Máu lưu thông kém cũng làm cho da bị khô và móng tay giòn. Các nguyên nhân khác cũng gây rụng tóc có thể là do tuổi tác, căng thẳng, hút thuốc lá, thiếu hụt dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, yếu tố di truyền, nhiễm trùng da đầu, rối loạn tuyến giáp, thiếu máu do thiếu sắt và mắc một số bệnh mạn tính.

8. Rối loạn cương dương: Ở nam giới, việc giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản có thể gây ra rối loạn cương dương, một tình trạng liên quan đến việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng khi quan hệ tình dục.

9. Da xanh xao, tím tái:  Mức độ oxy trong máu thấp hoặc máu tuần hoàn kém sẽ khiến da trở nên xanh xao, tím tái. Ngoài ra, đổi màu đột ngột của da ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tim bẩm sinh.

10. Đau tức ngực: Trái tim chịu trách nhiệm cho việc bơm máu đi khắp cơ thể và để hoạt động đúng thì trái tim cũng cần được cung cấp lưu lượng máu đầy đủ. Việc lưu thông kém trong các động mạch sẽ gây ra triệu chứng đau tức ngực. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là một dấu hiệu của xơ vữa động mạch, co thắt cơ, ợ nóng, mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, loét dạ dày hoặc chứng khó tiêu.

Để máu huyết lưu thông tốt hơn, cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm viên uống thực phẩm chức năng giúp cải thiện chức năng tuần hoàn, phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim và mạch máu. 
M. Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch