Dạy trẻ thông minh không khó, nhưng cần rất nhiều kiên trì
Nuôi con nhỏ cần phải có: Ứng dụng điện thoại kiểm tra viêm tai tức thì
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ
Nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ
Thai nhi sẽ kêu khóc khi mẹ bầu làm những việc này!
Dưới đây là 19 việc làm đơn giản vô cùng nhưng có thể giúp mẹ dạy trẻ thông minh hiệu quả ngay từ những ngày tháng đầu đời:
1. Đọc sách
Không bao giờ là quá sớm để đọc sách, kể cả khi con bạn mới chỉ vài tuần, vài tháng tuổi. Theo Linda Clinard, một nhà tư vấn xóa mù chữ và tác giả của cuốn sách Family Time Reading Fun, hãy bế con, đọc cho con nghe hoặc cùng con xem một cuốn sách là cách làm tốt nhất giúp liên kết việc đọc với sự âu yếm và tình yêu. Trẻ sơ sinh đặc biệt bị cuốn hút vào những cuốn sách với hình ảnh chân thực.
2. Ôm ấp, âu yếm
Khi được ôm ấp và trò chuyện dịu dàng, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn, nhờ vậy việc tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng hơn.
3. Hát
Cảm xúc và tình cảm yêu thương của bố mẹ được truyền vào trong mỗi câu hát. Nếu không thể tự hát, hãy bật những bản nhạc và bài hát nhẹ nhàng cho con nghe.
4. Giao tiếp bằng mắt
Những tuần đầu tiên sau khi chào đời, chỉ trong vòng một tuần, nếu bạn thường xuyên nhìn thẳng vào mắt con, chúng sẽ có thể ghi nhớ và nhận ra khuôn mặt của bố mẹ. Đây là thời điểm giúp bé đang xây dựng trí nhớ và học cách nhận biết khuôn mặt.
5. Nói chuyện
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng từ mà trẻ em nghe được từ cha mẹ và người chăm sóc trước 3 tuổi càng nhiều thì trẻ có IQ càng cao. Hãy nói với con những gì bạn đang làm, đang nghĩ và đang thấy.
6. Nói bằng giọng cao
Trẻ nhỏ thích nghe giọng cao, đặc biệt là giọng của người mẹ. Mẹ nên nói chuyện với trẻ bằng giọng cao, tạo ra nhiều âm thanh khác biệt, mở to miệng và tạm dừng lại để bé phản hồi. Điều này giúp trẻ nhanh biết nói hơn.
7. Tập đếm
Khi bạn rửa tay và chân cho bé, hãy đếm thật to bé từng ngón một. Bạn có thể đếm đồ chơi cùng với bé để giúp bé nhanh biết đếm hơn.
8. Chỉ chỏ
Một nghiên cứu cho thấy trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ vào một vật và nói to tên của vật đó.
9. Nuôi con bằng sữa mẹ
Nghiên cứu đã tìm thấy một mối liên hệ nhỏ nhưng rõ ràng giữa nuôi con bằng sữa mẹ và sự phát triển nhận thức. Vì vậy, nếu có thể, hãy cho con bú hoàn toàn tới 6 tháng tuổi và tiếp tục cho con bú cho đến khi 1 tuổi.
10. Tắt tivi
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên được tiếp xúc với màn hình tivi, điện thoại di động hay máy tính bảng. Bởi lẽ, chúng không tạo ra sự tương tác và có thể gây hại cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Nếu bạn vẫn muốn cho trẻ xem tivi, hãy xem cùng với trẻ và nói về những gì bạn đang thấy cho trẻ nghe.
Xem tiếp để biết cách dạy trẻ thông minh hơn
11. Đáp ứng những thứ trẻ cần
Trẻ khóc có thể là do không được thoải mái hay buồn bực, như đói, bỉm đầy… Hãy đáp ứng ngay những điều đó cho trẻ bằng cách cho trẻ bú hay thay tã. Điều này giúp trẻ học được rằng có thể nhận được sự giúp đỡ khi cần.
12. Cho trẻ được lựa chọn
Ngay cả một em bé chỉ mới 3 - 5 tháng tuổi cũng có ý kiến và sở thích. Hãy đặt 2 cuốn sách hoặc 2 món đồ chơi trước mặt và để trẻ tự lựa chọn.
13. Chơi trốn tìm
Không chỉ tạo ra niềm vui, trò chơi quen thuộc này cũng dạy các bé rằng các đồ vật có thể biến mất và sau đó quay trở lại.
14. Hát và di chuyển các ngón tay
Khi mới chào đời, bé không thể biết rằng ngón tay và ngón chây luôn ở trên người. Nhận thức của bé dần thay đổi khi bé bắt đầu khám phá cơ thể mình, các bộ phận được khám phá đầu tiên chính là bàn tay và bàn chân. Hãy thử di chuyển bàn tay của bé trước mặt bé để bé có thể cùng lúc vừa nhìn vừa cảm nhận được tay mình. Bạn có thể vừa làm vừa hát bài hát Gia đình ngón tay.
15. Ra ngoài trời
Đừng giữ bé trong nhà 24/24, hãy cho bé giải trí bằng cách ra ngoài trời, đi công viên, xem biểu diễn ca nhạc để bé tìm hiểu hình thù, màu sắc và âm thanh mới.
16. Soi gương
Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ soi gương sẽ chậm nói. Quan điểm này hết sức sai lầm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh rất thích nhìn gương và cho trẻ nhìn gương sẽ góp phần phát triển trí não.
17. Ném đồ chơi
Khi bé ít nhất 6 tháng tuổi, hãy cho bé ngồi trên ghế với đồ chơi hoặc bóng mềm. Khi chúng rơi xuống đất, hãy nói chuyện với bé về những gì bé đang làm. Đây là bước đầu giúp bé hiểu nhân quả là gì (khi bé ném đồ chơi, chúng sẽ rơi xuống) và sẽ sớm bắt đầu tìm kiếm những vật rơi trên mặt đất.
18. Nói ngoại ngữ
Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc biết ngoại ngữ trôi chảy, hãy nói chuyện với bé bằng ngôn ngữ đó. Đó thực sự là một lợi thế giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Bình luận của bạn