Nuôi con nhỏ cần phải có: Ứng dụng điện thoại kiểm tra viêm tai tức thì

Ứng dụng phát hiện viêm tai - công cụ mà mọi cha mẹ nuôi con nhỏ cần phải có

6 triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Điều trị viêm tai giữa có nhất định phải dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ bị viêm tai: Các cách khắc phục tại nhà

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

Viêm tai xảy ra khi chất lỏng/dịch tích tụ trong tai giữa phía sau màng nhĩ và bị vi khuẩn xâm nhập. Dịch tích tụ cũng gây ra tình trạng viêm tai giữa tràn dịch khiến trẻ đau đớn và khó nghe, điều này gây bất lợi đặc biệt đối với trẻ trong giai đoạn đang học nói.

Cả hai tình trạng trên đều khó chẩn đoán vì chúng có các triệu chứng không rõ ràng như gãi tai, gãi đầu, sốt và đôi khi không có triệu chứng gì. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể không thể nói rõ chúng cảm thấy khó chịu hay đau đớn ở đâu.

Cách phát hiện viêm tai giữa ở trẻ

Hiểu được những khó khăn này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) đã tạo ra một ứng dụng điện thoại thông minh có thể phát hiện dịch phía sau màng nhĩ, chỉ bằng cách sử dụng một mảnh giấy, micrô và loa của điện thoại thông minh. Ứng dụng này tạo ra một loạt các tiếng kêu nhỏ (vẫn có thể nghe được) để truyền vào tai qua một cái phễu làm bằng giấy. Thông qua sự phản xạ âm thanh, ứng dụng sẽ xác định khả năng xuất hiện dịch với xác suất chính xác tới 85%.

Đây là ứng dụng mà mọi cha mẹ nuôi con nhỏ cần phải có

Xác suất này tương đương với các các phương pháp hiện tại được sử dụng bởi các chuyên gia để phát hiện dịch trong tai giữa.

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine ngày 15/5 vừa qua.

Shyam Gollakota, tác giả nghiên cứu, hiện đang công tác tại Trường Khoa học & Kỹ thuật Máy tính Paul G. Allen thuộc Đại học Washington, cho biết: “Thiết kế một công cụ sàng lọc chính xác trên nền tảng điện thoại thông minh có thể thay đổi cách thức khám chữa bệnh cho phụ huynh cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các khu vực có cơ sở vật chất còn khó khăn. Lợi thế chính của công nghệ mới này là không yêu cầu bất kỳ phần cứng bổ sung nào ngoài một mảnh giấy và ứng dụng phần mềm chạy trên điện thoại thông minh.”

Sàng lọc nhanh tại nhà có thể giúp cha mẹ quyết định có cần đưa con đi bác sỹ hay không. Hơn nữa, phát hiện tình trạng viêm càng sớm, điều trị càng dễ dàng và hiệu quả.

Dễ dàng sử dụng

Ứng dụng này hoạt động bằng cách gửi âm thanh vào tai và đo xem những sóng âm đó thay đổi như thế nào khi chúng bật ra khỏi màng nhĩ. Cha mẹ chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và một mảnh giấy thông thường được gấp thành một cái phễu. Khi điện thoại phát âm thanh 150 mili giây liên tục (âm thanh giống như tiếng chim hót líu lo), thông qua phễu giấy, sóng âm di vào trong tai rồi bật ra khỏi màng nhĩ, truyền trở lại qua phễu và được micro của điện thoại thông minh thu lại. Tùy thuộc vào việc có dịch bên trong hay không, sóng âm phản xạ giao thoa với âm thanh 150 mili giây có thể sẽ khác nhau.

Bạn có thể dễ dàng tạo phễu phát hiện viêm tai từ giấy thông thường

Điều này giống như khi bạn gõ vào một ly nước, thuộc vào lượng nước có trong ly, bạn sẽ nghe được các âm thanh khác nhau.

Khi không có dịch phía sau màng nhĩ, màng nhĩ rung lên và gửi một loạt sóng âm thanh trở lại. Cùng với âm thanh 150 mili giây, những sóng này tạo ra tín hiệu tổng thể rộng và thấp. Nhưng khi màng nhĩ có dịch, nó không rung và phản xạ lại sóng âm thanh ban đầu. Chúng giao thoa mạnh hơn vào âm thanh 150 mili giây và tạo ra một tín hiệu hẹp, sâu.

“Mặc dù ứng dụng này được thiết kế cho thanh thiếu niên, nhưng nó vẫn hoạt động tốt đối với trẻ 18 tháng tuổi. Điều này rất quan trọng, vì đây là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc viêm tai cao”, TS, Randall Bly, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thử nghiệm ứng dựng trên nhiều loại điện thoại thông minh và sử dụng các loại giấy khác nhau. Kết quả phù hợp với mọi chiếc điện thoại thông minh và mọi loại giấy.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch thương mại hóa công nghệ này thông qua Edus Health (một công ty spin-out, công ty con phái sinh để công ty mẹ bán đi), và sau đó cung cấp ứng dụng này rộng rãi.

Biết Tuốt H+ (Theo STM)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ