"Thủ phạm" gây táo bón trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo, đường... là nguyên nhân chính gây táo bón

Bị đáo tháo đường ăn táo tàu được không?

7 loại carbohydrate tốt giúp bạn hết táo bón

Làm sao ngăn ngừa táo bón vào mùa Đông?

Ăn 1 quả táo mỗi ngày có thật sự giúp bạn khỏe mạnh hơn?

Đồ uống có cồn

Lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu có thể dẫn đến táo bón và nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy, chất cồn ảnh hưởng tới hormone vasopressin – hormone chống bài niệu, vốn có nhiệm vụ duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Hậu quả là cơ thể mất nước quá nhiều sau những chầu nhậu, giảm nhu động ruột, khiến đường tiêu hóa tắc nghẽn.

Bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể sau khi thưởng thức bia rượu để giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đường ruột.

Đường và tinh bột đã qua tinh chế

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường và tinh bột, dễ gây táo bón

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường và tinh bột, dễ gây táo bón

Các sản phẩm như bánh kẹo, đồ ngọt, ngũ cốc đóng hộp… thường chứa hàm lượng đường đơn và tinh bột qua tinh chế cao mà thiếu đi chất xơ. Trong khi đó, chất xơ là yếu tố giúp nhuận tràng và hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.

Khảo sát năm 2022 cho thấy, thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những thực phẩm làm tăng tỷ lệ táo bón đáng kể.

Chế phẩm từ sữa

Nghiên cứu ghi nhận, ảnh hưởng sữa lên hệ tiêu hóa mỗi người là rất khác nhau. Có nhiều trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Một trong những nguyên nhân là sữa ít chất xơ và có lượng đạm casein cao. Casein có trọng lượng phân tử lớn hơn, dễ bị kết tủa tại dạ dày và khó tiêu hóa.

Nếu bạn đang gặp vấn đề khó nói này, tốt nhất nên tránh sử dụng phômai và sữa bò. Thay vào đó, hãy ăn sữa chua chứa lợi khuẩn probiotics - thực phẩm hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và táo bón hiệu quả.

Gluten

Lúa mì, lúa mạch là những thực phẩm giàu gluten có thể gây táo bón với người có cơ địa không dung nạp gluten

Lúa mì, lúa mạch là những thực phẩm giàu gluten có thể gây táo bón với người có cơ địa không dung nạp gluten

Gluten là protein có trong các loại hạt lúa mì, lúa mạch, thực phẩm chế biến sẵn và một số vitamin tổng hợp. Một số người bị dị ứng với gluten, dẫn đến hiện tượng viêm ở ruột. Hậu quả là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định mình có nhạy cảm với gluten hay không.

Thịt

Trong thịt không có chất xơ mà giàu protein và chất béo. Đây là những chất dinh dưỡng khó tiêu hóa, thường lưu lại trong dạ dày và dễ dẫn đến táo bón. Biện pháp tránh táo bón tốt nhất là nên hạn chế ăn những sản phẩm từ thịt nhiều mỡ như ba chỉ, thịt vịt, xúc xích, thịt xông khói… Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn

Ngoài 2 yếu tố nghèo chất xơ và giàu chất béo, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp còn chứa nhiều muối. Chế độ ăn nhiều muối khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở đại tràng, sẽ làm cho khối phân rắn, di chuyển rất khó khăn dẫn đến tới táo bón.

Quả hồng

Hồng chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và chất xơ tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn lỡ ăn quá nhiều loại quả này, nguy cơ táo bón là rất cao. Trong quả hồng (hồng ngâm, hồng giòn) chứa nhiều acid tannic và pectin gây ra tình trạng khó tiêu, tắc ruột. Trà đặc hay hoa quả chát cũng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón.

 
Quỳnh Trang (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng