Kiểm soát cơn bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh với 6 mẹo đơn giản

Kiểm soát cơn bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rối loạn nhịp tim ở độ tuổi tiền mãn kinh có cần uống thuốc?

Tiền mãn kinh, mãn kinh ảnh hưởng thế nào tới giấc ngủ của bạn?

Làm sao để biết tiền mãn kinh đã đến hay chưa?

Tiến sỹ Aruna Kumari, chuyên gia tư vấn Khoa Phụ sản tại các bệnh viện Cloudnine, Bellandur, Ấn Độ cho biết lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ tìm đến bác sỹ trong thời kỳ tiền mãn kinh do các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Nguyên nhân gây ra những cơn bốc hỏa là sự sụt giảm nồng độ estrogen, những thay đổi trong khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể của não. 

Sự sụt giảm nồng độ estrogen, những thay đổi trong khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể của não là nguyên nhân gây ra cơn bốc hỏa.

Sự sụt giảm nồng độ estrogen, những thay đổi trong khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể của não là nguyên nhân gây ra cơn bốc hỏa.

Bốc hỏa có thể dễ cáu gắt, thức giấc giữa đêm, cơ thể thường xuyên trong tình trạng không thoải mái, vì vậy để quản lý cơn bốc hỏa chuyên gia hướng dẫn một số mẹo sau đây.

Mẹo kiềm chế cơn bốc hỏa

1.     Uống nước đá

Bạn nên sử dụng đồ uống lạnh thay vì nóng tại nơi làm việc, vì đồ uống lạnh phần nào kiểm soát các cơn bốc hỏa. Hãy chuẩn bị chai nước lạnh tại bàn làm việc; bởi bên cạnh là đồ uống, bạn có thể áp lên trán khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể nóng ran.

2.     Sử dụng quạt cầm tay

Thường xuyên gặp tình trạng ngồi trong phòng điều hòa nhưng vẫn đổ mồ hôi là vấn đề e ngại đối với chị em văn phòng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng. Vì vậy, bạn có thể tự chuẩn bị cho mình quạt cầm tay, để có thể “hong khô” mồ hôi ngay tại thời điểm đó.

Sử dụng quạt cầm tay để hong khô mồ hôi trong thời kỳ tiền mãn kinh

Sử dụng quạt cầm tay để hong khô mồ hôi trong thời kỳ tiền mãn kinh

Tiến sỹ Kumari cũng cho biết khi các cơn bốc hỏa xảy ra, các mạch máu gần bề mặt da sẽ mở rộng để làm mát. Sau đó phụ nữ đổ mồ hôi, một số sẽ bị ớn lạnh hoặc nhịp tim nhanh. Bạn có thể sử dụng quạt cầm tay làm mát cơ thể ngay lập tức thay thế sự mở rộng các mạch máu.

3.     Bỏ qua đồ cay

Thức ăn cay nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên, điều này có thể làm trầm trọng thêm cơn bốc hỏa. Chuyên gia khuyến nghị bạn sử dụng thực phẩm nhiều rau xanh và trái cây, để cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Trong một số nghiên cứu, triệu chứng “bốc hỏa” ít nghiêm trọng hơn ở phụ nữ áp dụng chế độ ăn kiêng nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm thô. Mặt khác, khi hấp thụ những thực phẩm chế biến sẵn, đường, chất béo không lành mạnh, caffein có thể làm tồi tệ hơn các triệu chứng.

4.     Lựa chọn trang phục phù hợp

Bạn nên hạn chế mặc quá nhiều đồ, đồ bó sát cơ thể khi nhiệt độ cơ thể cao. Vì những bộ đồ đó hạn chế chuyển động và khiến bạn có cảm giác nóng hơn khi các lỗ chân lông bị bịt kín. Thay vào đó hãy lựa chọn quần áo rộng rãi và thoáng mát, cho phép không khí lưu thông, điều này giúp ích cho việc hạ thân nhiệt.

5.     Hít thở sâu

Tập hít thở sâu vài lần trong ngày. Hít sâu và thở chậm giúp bạn giữ bình tĩnh hơn việc kiểm soát cơn bốc hỏa, hạn chế những rủi ro trong công việc do nóng giận gây ra.

6.     Giảm căng thẳng

 

Epinephrine là một hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm.

Khi căng thẳng, cơ thể lập tức giải phóng hormone epinephrine, làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể và đổ mồ hôi. Hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng bằng động tác yoga, thiền, châm cứu, massage…

Tiến sỹ Kumari gợi ý nên thăm khám bác sỹ tâm lý để cải thiện tình trạng căng thẳng, điều này giúp cân bằng estrogen và progesterone.

 

 
Nguyễn Huyền (Theo Healthshot)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp