Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra trong độ tuổi từ 40 - 50
Những mẹo đơn giản giúp phụ nữ mãn kinh giảm cân hiệu quả
Mãn kinh: Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Mãn kinh "gõ cửa" mang theo 5 triệu chứng khó chịu này
Sau mãn kinh nên bổ sung estrogen và vitamin D để phòng nhiều bệnh
Cùng tìm hiểu tại sao các giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra các rối loạn giấc ngủ khó chịu:
Trước giai đoạn tiền mãn kinh
Trước giai đoạn tiền mãn kinh, hay khi người phụ nữ vẫn đang trong độ tuổi sinh sản và chưa gặp phải các triệu chứng mãn kinh, cơ thể vẫn có khả năng sản sinh các hormone điều hòa giấc ngủ như estrogen và progesterone. Tuy nhiên, càng tới gần giai đoạn tiền mãn kinh, các hormone này bắt đầu suy giảm dần và điều này có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải các triệu chứng như hay bị đau đầu, chuột rút, lo lắng, khó ngủ hơn.
Càng gần tới giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ càng hay bị rối loạn giấc ngủ
Theo nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trước giai đoạn tiền mãn kinh, có khoảng 1/3 phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm; Gần 17% người cho biết họ thường bị khó ngủ (nhiều hơn 4 ngày/tuần); 47% cho biết họ cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy (ít nhất 4 ngày/tuần).
Giai đoạn tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh. Thông thường, tiền mãn kinh sẽ bắt đầu khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 40. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 - 5 năm, nhưng cũng có thể kéo dài tới 10 năm trong một số trường hợp.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen, progesterone và testosterone sẽ suy giảm đáng kể và điều này khiến chị em bắt đầu gặp phải các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm… Các triệu chứng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ khó chịu.
Theo nghiên cứu của CDC, trong giai đoạn tiền mãn kinh, có tới 56% phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm; Gần 25% cho biết họ bị khó ngủ; Hơn 30% cho biết họ gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ và cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi thức dậy vào buổi sáng.
Mãn kinh và sau mãn kinh
Mãn kinh đánh dấu bằng thời điểm một người phụ nữ không còn kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Kể từ giai đoạn này, cơ thể sẽ không còn khả năng sản sinh hormone điều hòa giấc ngủ progesterone. Tuy nhiên, bù lại, khi lấy lại được cân bằng sau mãn kinh, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh estrogen trở lại với số lượng thấp.
Điều này giúp các triệu chứng mãn kinh cũng bắt đầu giảm dần sau giai đoạn này, đồng thời tình trạng rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ của chị em phụ nữ cũng phần nào được cải thiện.
Dù vậy, báo cáo của CDC cho thấy, sau mãn kinh, vẫn có hơn 40% phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm; 27,1% bị khó ngủ; 35,9% gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ và có tới 55,1% chị em phụ nữ cho biết họ thấy mệt mỏi khi thức dậy ít nhất 4 lần/tuần.
Bình luận của bạn