Rửa rau thế nào để loại bỏ chất gây ung thư?

Ngâm rau đã rửa sạch với nước muối pha loãng có thể tránh được khuẩn tả có trong rau

Khuyến cáo chọn và rửa rau an toàn

Rửa rau không đơn giản

Rau sạch vẫn phải rửa

Rau sạch: "vàng thau lẫn lộn"!

Rau chứa những chất gây ung thư nào?
Để tăng năng suất và rút ngắn thời gian canh tác mỗi vụ, nhiều người trồng rau đã bón phân hữu cơ, phun các chất hóa học, chất kích phọt cho rau nhanh lớn, đặc biệt là các loại phân bón chứa nitrat. Nitrat là một chất hóa học gây hại cho sức khỏe, nó được xem là chất đặc biệt nguy hiểm có trong các loại rau.Khi đi vào cơ thể, nitrat nhanh chóng trở lại dạng nitrite, gây cản trở chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu. Nếu hấp thụ quá nhiều dễ dẫn đến mệt mỏi. Một khi chúng phản ứng với sản phẩm phân hủy của protein trong môi trường acid sẽ tạo thành chất nitrosamine gây ung thư. Nếu rau không được rửa sạch, những chất độc hại này vào cơ thể có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Loại rau nào chứa nhiều chất độc hại nhất?
Những loại rau ăn lá vừa ngậm chất hóa học cao nhất vừa chứa nhiều nitrat nhất. Nhất là bắp cải, cải xoăn, rau dền, rau muống...
Rau dạng quả như dưa chuột, bí đao, bầu, mướp... thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân hữu cơ. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Nên rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau hai ngày. Với cách này, rau quả vừa đảm bảo độ tươi ngon vừa có thời gian để thuốc phân hủy.
Những loại rau có lá màu xanh như bắp cải, cải xoăn chứa nhiều nitrat có nguy cơ gây ung thư 
Rau dạng củ như củ cải, hành tây, khoai tây, khoai lang... nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến loại này nên rửa sạch, gọt vỏ và rửa lại lần nữa trước khi chế biến.
Rau ăn hoa như hoa thiên lý, hoa bí... được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và khó bị dính bẩn hay phân hóa học phun trực tiếp.
Rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác.
Nguyên tắc rửa rau thế nào mới đúng?
Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm bốn loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch, rau sạch nhất khi được rửa dưới vòi nước sạch.
Rửa rau dưới vòi nước sạch là cách tốt nhất để loại bỏ các chất gây ung thư
Các nhà khoa học từng tiết lộ, lượng thuốc trừ sâu trong một số loại rau củ như dưa, cà… dễ bị phân giải bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, phơi rau dưới ánh nắng mặt trời năm phút có thể giảm tới 60% chất độc hại.
Với những loại rau củ mềm nên chà xát nhẹ nhàng nhưng kỹ càng, với những loại cứng hơn thì nên cọ bằng bàn chải để có thể loại bỏ hết được đất hay chất bẩn bám trên vỏ, kẽ sâu trong vỏ. Để ý cắt bỏ những phần kẽ nứt trên rau củ bị dính bẩn hay lọc bỏ những lá bị hỏng và bị nát rồi rửa sạch trước khi chế biến.
Rửa rau củ bằng xà phòng là tuyệt đối không nên. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại nước rửa rau quả chuyên dụng nhằm nâng cao tác dụng của việc làm sạch và loại trừ các chất độc hại còn bám trên rau trong quá trình rửa. Tốt nhất là rửa rau sạch chừng 3 - 4 lần dưới vòi nước sạch, ngâm với nước muối pha loãng hoặc nước rửa chuyên dụng theo đúng hướng dẫn để giúp dễ dàng loại bỏ độc tố trong rau. Trường hợp chế biến các loại rau chịu nhiệt như súp lơ, rau cần… sau khi rửa sạch, có thể chần qua với nước sôi trước khi  chế biến, vừa loại bỏ dư lượng chất độc hại sót lại, vừa giúp các bước nấu nướng tiếp theo dễ dàng hơn.
Theo các nhà khoa học Đài Loan, một trong những cách đơn giản để giảm thiểu nguy cơ này là ngâm rau trong nước ấm chừng 10 phút (0,5kg rau dùng khoảng 10 lít nước, nhiệt độ từ 43 - 50 độ C) rồi xả lại. Cách này có thể giảm tới 50% lượng nitrate mà không làm thất thoát vitamin C cùng vi sinh tố khác.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp