Cẩn trọng với 4 biến chứng khi bé bị cảm lạnh

Cảm lạnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với trẻ

Photo: 5 lầm tưởng tai hại về cảm lạnh mùa đông

Gừng: "Khắc tinh" của cảm lạnh

Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi?

Vitamin ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi

Viêm tai giữa: Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi khi bị cảm lạnh. Viêm tai giữa xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn cảm lạnh xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai cộng với sốt cao. Các bé dưới 1 tuổi thường sẽ quấy khóc bất thường, ăn ngủ kém, có thể sốt hoặc không. 

Viêm xoangBệnh xuất hiện khi vi khuẩn trong khoang xoang gần mũi tích tụ đủ để chiếm quyền kiểm soát và gây nhiễm trùng. Dấu hiệu trẻ bị viêm xoang:

- Chảy nước mũi xanh hơn 10 ngày;

- Đau nhức đầu;

- Mắt có dử: Nếu triệu chứng này xuất hiện riêng lẻ thì đó là biểu hiện của viêm kết mạc nhưng nếu đi kèm các triệu chứng nêu trên thì có thể bé đã mắc viêm xoang.

- Ho: Trẻ viêm xoang thường bị ho nhiều.

- Sốt: Trẻ nhỏ thường bị sốt trong đợt viêm xoang.

- Phần lớn trẻ bị viêm xoang sẽ có bộ mặt điển hình, phù nề dưới mi mắt, trẻ phải há miệng để thở và hơi thở có mùi do tình trạng chảy dịch ở sau mũi.

Nếu bé có biểu hiện đầu tiên (chảy nước mũi xanh hơn 10 ngày), cộng 3 trong số các triệu chứng còn lại thì rất có khả năng bé bị viêm xoang, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sỹ.

Viêm phế quản: Một trong những biến chứng thường gặp của cảm lạnh ở trẻ là viêm phế quản. Khi bé ho có đờm, sốt hơn 5 ngày, đau ngực nhất là khi ho, thở nhanh, thở rít thì cha mẹ cần đưa bé đi gặp bác sỹ.

Viêm phổi: Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn tăng trưởng quá mức ở chất nhầy tại phổi. Trẻ bị viêm phổi thường sốt trên 38,3 độ C hơn 5 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt nhẹ hơn nhưng đi kèm các dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cũng cần lưu ý: 

- Khó thở: Bé thở nhanh, thở gắng sức, vai di chuyển theo nhịp thở;

- Đau ngực: Bé kêu đau ở một vùng nào đó trên ngực;

- Bệnh cảm lạnh nặng hơn: Nếu trong đợt cảm lạnh, bệnh của bé bỗng nhiên nặng lên thì cần đi khám bác sỹ ngay.

Để bệnh cảm lạnh không gây những biến chứng nguy hiểm thì cha mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị cho bé. Khi thấy bé xuất hiện các tình trạng sốt cao, thở yếu... cần đưa đi khám để kiểm tra phổi. Nếu bé bị cảm lạnh 1 tuần không khỏi, không nên tiếp tục chờ bệnh tự khỏi mà nên đưa bé đi khám sớm. Để lâu, cảm lạnh dễ gây biến chứng sang các bệnh khác. Khi bị cảm lạnh, ngoài việc trị bệnh, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm thực phẩm chức năng nào, cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.


Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ